Dịch vụ làm giấy phép môi trường

Vận hành thử nghiệm

Kế hoạch vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải chỉ được tiến hành thực hiện sau khi dự án hoàn thiện việc xây dựng, lắp đặt công trình xử lý. Quá trình này giúp chủ dự án đánh giá hiệu quả xử lý từng công trình, cải tạo, nâng cấp, điều chỉnh để hệ thống hoạt động ổn định hơn.

Đồng thời, dựa vào quá trình vận hành thử nghiệm mà chủ dự án cũng có thể thay đổi công nghệ xử lý phù hợp với thực tế nguồn thải. Hiện nay, vận hành thử nghiệm đã và có nhiều thay đổi hơn so với luật cũ, hãy cùng tìm hiểu những quy định mới trong nhiều luật định có hiệu lực thi hành kể từ năm 2022.

1. Đối tượng vận hành thử nghiệm

  • Quy định cũ: dự án thuộc cột (4 ) Phụ lục II Nghị định 40/2019/NĐ-CP
  • Quy định mới: các hệ thống có công trình xử lý chất thải bắt buộc phải vận hành thử nghiệm hệ thống (công trình xử lý chất thải không cần vận hành thử nghiệm quy định tại Khoản 1 Điều 31 của Nghị định 08/2022/NĐ-CP)

2. Quan trắc môi trường khi vận hành thử nghiệm

2.1 Theo quy định cũ

  • Phương pháp lấy mẫu: lấy mẫu tổ hợp trong 3 thời điểm khác nhau hoặc 3 thời điểm khác nhau của ca sản xuất
  • Thời gian đánh giá hiệu quả từng công trình ít nhất 75 ngày
  • Thực hiện quan trắc với tần suất 15 ngày
  • Vị trí quan trắc tại đầu vào – đầu ra từng công giai đoạn xử lý

2.3. Quy định mới

Áp dụng Điều 21 của Nghị định 08/2022/NĐ-CP cho dự án đầu tư, cơ sở tại Cột 3 Phụ lục của Nghị định này:

  • Quan trắc công trình xử lý nước thải:
    • Phương pháp lấy mẫu: lấy mẫu tổ hợp gồm 3 mẫu đơn ở 3 thời điểm khác nhau hoặc 3 thời điểm khác nhau của ca sản xuất
    • Thời gian đánh giá ít nhất 75 ngày kể từ khi bắt đầu vận hành với tần suất 15 ngày/lần, thông số quan trắc theo GPMT. Có giải pháp điều chỉnh, cải thiện, bổ sung theo hướng tốt hơn
    • Thời gian đánh giá trong giai đoạn vận hành ổn định ít nhất 7 ngày liên tiếp sau khi điều chỉnh, tần suất quan trắc ít nhất 1 ngày/lần, thông số quan trắc theo GPMT

Điểm khác của kế hoạch VHTN theo luật mới

  • Quan trắc công trình xử lý bụi, khí thải:
    • Phương pháp lấy mẫu: lấy mẫu tổ hợp theo phương pháp lấy mẫu liên tục ở 3 thời điểm khác nhau hoặc 3 thời điểm khác nhau của ca sản xuất.
    • Thời gian đánh giá ít nhất 75 ngày kể từ khi bắt đầu vận hành với tần suất 15 ngày/lần (đo đạc, phân tích mẫu tổ hợp đầu vào – đầu ra), thông số quan trắc theo GPMT.
    • Thời gian đánh giá trong giai đoạn vận hành ổn định ít nhất 7 ngày liên tiếp sau khi điều chỉnh, tần suất quan trắc ít nhất 1 ngày/lần, thông số quan trắc theo GPMT.

Đối với dự án không thuộc trường hợp trên thì việc quan trắc chất thải do chủ đầu tư, cơ sở tự quyết định nhưng cần đảm bảo quan trắc ít nhất 3 mẫu đơn trong 3 ngày liên tiếp của giai đoạn vận hành ổn định công trình xử lý.

3. Thời gian vận hành thử nghiệm

  • Quy định cũ: Vận hành 3 – 6 tháng
  • Quy định mới (quy định khoản 6 Điều 31 của Nghị định 08/2022/NĐ-CP):
    • Dự án là khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, CCN và dự án thuộc loại hình có nguy cơ gây ô nhiễm với công suất lớn quy định tại Cột 3 Phụ lục II của Nghị định này phải vận hành từ 3 – 6 tháng.
    • Dự án khác thì chủ dự án tự quyết định thời gian vận hành thử nghiệm nhưng không quá 6 tháng.
    • Dự án cần gia hạn vận hành thử nghiệm thì phải có văn bản thông báo, nêu rõ lý do và thời gian gia hạn không quá 6 tháng.

Quý Doanh nghiệp cần tìm đơn vị tư vấn kế hoạch vận hành thử nghiệm cho công trình xử lý của mình thì hãy liên hệ ngay Hotline 0938.857.768 của Công ty tư vấn môi trường Hợp Nhất.

Chúng tôi có đội ngũ tư vấn nhiều năm kinh nghiệm sẽ giúp chủ dự án triển khai các thủ tục hồ sơ một cách nhanh chóng, đơn giản và chất lượng nhất.