Thủ tục làm giấy phép môi trường

Việc thực hiện giấy phép môi trường của một dự án cần căn cứ vào nhiều yếu tố, trong đó có quy mô, công suất của dự án, chất thải phát sinh, mức vốn đầu tư và các yếu tố khác. Trong nội dung dưới đây, mời các bạn cùng tham khảo thông tin về thủ tục làm giấy phép môi trường

Thủ tục làm giấy phép môi trường

1. Thủ tục làm giấy phép môi trường

Để nắm rõ các thủ tục làm giấy phép môi trường, chúng ta cần căn cứ vào các văn bản pháp luật hiện hành như sau: 

  • Luật Bảo vệ môi trường năm 2020;
  • Nghị định số 08/2022/NĐ-CP;
  • Nghị định số 05/2022/NĐ-CP (Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 08/2022/NĐ-CP);
  • Luật Đầu tư công số 39/2019/QH14;

Theo Khoản 1, Điều 43, Luật Bảo vệ môi trường 2020, hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường bao gồm:

  • Văn bản đề nghị cấp giấy phép môi trường;
  • Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường;
  • Tài liệu pháp lý và kỹ thuật khác của dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp.

Giấy phép môi trường

2. Trình tự, thủ tục cấp giấy phép môi trường

Trình tự, thủ tục cấp giấy phép môi trường được quy định tại Khoản 2, Điều 43, Luật bảo vệ môi trường 2020 như sau:

  • Chủ dự án đầu tư, cơ sở gửi hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường đến cơ quan có thẩm quyền quy định tại Điều 41 của Luật này. Hồ sơ được gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc bản điện tử thông qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến;
  • Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép môi trường có trách nhiệm tổ chức tiếp nhận và kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ; công khai nội dung báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường, trừ thông tin thuộc bí mật nhà nước, bí mật của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật; tham vấn ý kiến của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan; kiểm tra thực tế thông tin dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp; tổ chức việc thẩm định, cấp giấy phép môi trường.
  • Quy trình tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính và thông báo kết quả được thực hiện trực tiếp, qua đường bưu điện hoặc gửi bản điện tử thông qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến theo đề nghị của chủ dự án đầu tư, cơ sở;
  • Trường hợp dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp có hoạt động xả nước thải vào công trình thủy lợi, cơ quan cấp giấy phép môi trường phải lấy ý kiến bằng văn bản và đạt được sự đồng thuận của cơ quan nhà nước quản lý công trình thủy lợi đó trước khi cấp giấy phép môi trường;
  • Trường hợp dự án đầu tư, cơ sở nằm trong khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp, cơ quan cấp giấy phép môi trường phải lấy ý kiến bằng văn bản của chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp đó trước khi cấp giấy phép môi trường.

thủ tục làm giấy phép môi trường

Trên đây là một số thông tin về thủ tục làm giấy phép môi trường, nếu Quý Doanh nghiệp có bất kỳ thắc mắc nào về lập hồ sơ môi trường này cho dự án, hãy liên hệ với công ty tư vấn hồ sơ môi trường Hợp Nhất theo Hotline: 0938 857 768 để được tư vấn nhanh chóng, chính xác.

Lưu ý: Các thông tin, chủ đề chúng tôi cung cấp chỉ có giá trị tham khảo. Trong quá trình áp dụng các quy định của pháp luật về tài nguyên và môi trường: quý bạn đọc cần tra cứu - cập nhật hiệu lực pháp luật hiện hành của từng điều luật, văn bản quy phạm pháp luật có liên quan để áp dụng cho đúng!