Dịch vụ làm giấy phép môi trường

Thời điểm xử phạt trong vận hành thử nghiệm

Chủ đầu tư cần vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải theo đúng quy định của Nhà nước. Vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải là việc vận hành nhằm kiểm tra, đánh giá hiệu quả cũng như sự phù hợp với yêu cầu BVMT đối với công trình xử lý chất thải của dự án đầu tư, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp.

Khi nào cần vận hành thử nghiệm?

Đối với dự án đầu tư có công trình xử lý chất thải sau khi cấp giấy phép môi trường thì cần tiến hành vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải đồng thời với quá trình vận hành thử nghiệm toàn bộ dự án đầu tư hoặc từng phân kỳ đầu tư hoặc cho hạng mục công trình xử lý chất thải độc lập của dự án nhằm đánh giá sự phù hợp và đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật môi trường. Theo quy định mới thì bất kỳ dự án nào có hệ thống xử lý chất thải (nước thải, khí thải) phải thực hiện vận hành thử nghiệm công trình.

Trường hợp vận hành không đúng

  • Dừng hoạt động hoặc giảm công suất.
  • Rà soát công trình, thiết bị xử lý chất thải, quy trình vận hành hệ thống.
  • Dừng và báo ngay đến cơ quan cấp GPMT để được hướng dẫn giải quyết.
  • Lập kế hoạch vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải hoặc từng hạng mục công trình không đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường.

Thời điểm xử phạt trong vận hành thử nghiệm

Xử phạt trong vận hành thử nghiệm

Căn cứ theo khoản 12 Điều 1 của Nghị định 55/2021/NĐ-CP thì vi phạm quy định về thực hiện quan trắc môi trường khi dự án đi vào vận hành bị xử phạt như sau:

  • Trường hợp thực hiện không đúng, không đầy đủ chương trình quan trắc chất thải (về thông số, vị trí, tần suất giám sát) thì bị phạt tiền từ 15 – 20 triệu đồng.
  • Trường hợp không thực hiện quan trắc chất thải hoặc không báo cáo công tác bảo vệ môi trường hàng năm hoặc không xây dựng kế hoạch thực hiện quan trắc môi trường định kỳ gửi cơ quan nhà nước bị phạt tiền từ 20 – 25 triệu đồng.
  • Trường hợp thực hiện không đúng, không đầy đủ chương trình quan trắc chất thải (về thông số, vị trí, tần suất giám sát) đối với trường hợp phải thực hiện và có quy mô, công suất tương đương với đối tượng phải lập báo cáo ĐTM thì bị phạt tiền từ 25 – 30 triệu đồng.
  • Trường hợp không thực hiện quan trắc chất thải hoặc không báo cáo công tác bảo vệ môi trường hàng năm hoặc không xây dựng kế hoạch thực hiện quan trắc môi trường định kỳ  bị phạt tiền từ 30 – 40 triệu đồng.
  • Trường hợp phối hợp với đơn vị không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường (theo lĩnh vực và phạm vi được cấp giấy chứng nhận) thì bị phạt tiền từ 40 – 50 triệu đồng.

Nếu bạn có nhu cầu hãy liên hệ ngay với Công ty tư vấn môi trường Hợp Nhất qua Hotline 0938.857.768.

Lưu ý: Các thông tin, chủ đề chúng tôi cung cấp chỉ có giá trị tham khảo. Trong quá trình áp dụng các quy định của pháp luật về tài nguyên và môi trường: quý bạn đọc cần tra cứu - cập nhật hiệu lực pháp luật hiện hành của từng điều luật, văn bản quy phạm pháp luật có liên quan để áp dụng cho đúng!