Theo quy định mới thì sau khi chủ đầu tư, cơ sở lập hồ sơ xin giấy phép môi trường thì phải tiến hành các công việc về vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải. Ngoài các yêu cầu khác thì trách nhiệm của chủ dự án và quan trắc đối với dự án vận hành lại công trình xử lý chất thải có quy định như thế nào?
1. Trách nhiệm chủ dự án trong vận hành thử nghiệm
Khi vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải, chủ dự án phải đảm bảo các yêu cầu dưới đây:
- Tiến hành phối hợp cùng cơ quan Nhà nước kiểm tra, giám sát quá trình vận hành thử nghiệm. Nếu dự án phải lắp đặt thiết bị quan trắc tự động (nước thải, khí thải) phải theo dõi, giám sát kết quả quan trắc tự động, liên tục, phải có camera theo dõi và truyền dữ liệu đến Sở TNMT
- Tiến hành đánh giá tính hiệu quả công trình xử lý thông qua việc thực hiện quan trắc đáp ứng quy định về tiêu chuẩn, quy chuẩn, đo lường, chất lượng,…
- Chủ dự án sẽ chịu trách nhiệm với nội dung kế hoạch vận hành thử nghiệm
- Trong suốt quá trình vận hành thử nghiệm phải có sổ nhật ký vận hành và ghi chép đầy đủ thông tin. Với dự án thực hiện dịch vụ xử lý CTNH hoặc nhập khẩu phế liệu nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất phải ghi chép về khối lượng, phế liệu từng hệ thống, thiết bị, tái chế
- Tổng hợp, đánh giá số liệu quan trắc, phân loại và lập báo cáo kết quả vận hành thử nghiệm và gửi cơ quan cấp GPMT trong hời hạn 10 ngày kể từ ngày kết thúc vận hành
2. Quan trắc khi vận hành lại công trình xử lý chất thải
Đối với dự án vận hành lại công trình xử lý nước thải, bụi và khí thải trong trường hợp cải tạo, nâng cấp công trình, tiến hành quan trắc theo hướng dẫn Bộ TNMT, bảo đảm xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường trước khi xả thải thì tiến hành các hoạt động quan trắc được quy định dưới đây.
2.1. Trường hợp 1
Đối với dự án đầu tư, cơ sở thuộc đối tượng quy định tại Cột 3 Phụ lục II của Nghị định 08/2022/NĐ-CP thì việc triển khai kế hoạch quan trắc thực hiện theo điểm c Khoản 1, 2 Điều 21 của Thông tư 02/2022/TT-BTNMT, cụ thể:
Đối với nước thải:
- Thời gian đánh giá hiệu quả vận hành ổn định các công trình ít nhất 7 ngày liên tiếp sau giai đoạn điều chỉnh
- Tần suất quan trắc nước thải ít nhất 1 ngày/lần (lấy và phân tích mẫu đơn/1 mẫu nước thải đầu vào và ít nhất 7 mẫu đơn nước thải đầu ra trong 7 ngày liên tiếp
- Thông số quan trắc thực hiện theo giấy phép môi trường
Đối với khí thải:
- Thời gian đánh giá hiệu quả vận hành ổn định các công trình ít nhất 7 ngày liên tiếp sau giai đoạn điều chỉnh
- Tần suất quan trắc bụi, khí thải ít nhất 1 ngày/lần (lấy và phân tích mẫu đơn hoặc mẫu đơn lấy bằng thiết bị lấy mẫu liên tục trước khi xả thải ra ngoài môi trường)
- Thông số quan trắc thực hiện theo giấy phép môi trường
2.2. Trường hợp 2
Đối với dự án không thuộc đối tượng quy định tại Cột 3 Phục lục 2 của Nghị định 08/2022/NĐ-CP thì quan trắc theo khoản 5 Điều 21 của Thông tư 02/2022/TT-BTNMT:
- Việc quan trắc chất thải do chủ đầu tư, cơ sở tự quyết định
- Đảm bảo quan trắc ít nhất 3 mẫu đơn trong 3 ngày liên tiếp của giai đoạn vận hành ổn định các công trình xử lý chất thải
Công ty tư vấn hồ sơ môi trường Hợp Nhất chuyên thực hiện các thủ tục HSMT quan trọng cho doanh nghiệp như làm giấy phép môi trường, lập ĐTM, báo cáo công tác BVMT,… và đặc biệt vận hành thử nghiệm các công trình BVMT cho dự án. Cần hỗ trợ thêm nhiều thủ tục khác, Quý Doanh nghiệp hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua Hotline 0938.857.768
Lưu ý: Các thông tin, chủ đề chúng tôi cung cấp chỉ có giá trị tham khảo. Trong quá trình áp dụng các quy định của pháp luật về tài nguyên và môi trường: quý bạn đọc cần tra cứu - cập nhật hiệu lực pháp luật hiện hành của từng điều luật, văn bản quy phạm pháp luật có liên quan để áp dụng cho đúng!