Dịch vụ làm giấy phép môi trường

Đăng ký môi trường

Dịch vụ tư vấn và hỗ trợ doanh nghiệp lập đăng ký môi trường dự án theo Luật bảo vệ môi trường theo quy định mới năm 2022. Cam kết chính xác, nhanh gọn, chi phí tốt.

Để giúp doanh nghiệp nắm rõ ràng, đầy đủ và chính xác hơn về đặc điểm, vai trò cùng với những thủ tục hành chính cơ bản nhất, bài viết hôm nay sẽ làm rõ những vấn đề này.

1. Căn cứ thực hiện

  • Luật bảo vệ môi trường 2020
  • Nghị định 08/2022/NĐ-CP
  • Thông tư 02/2022/TT-BTNMT

2. Dự nào phải đăng ký môi trường?

Dựa theo Khoản 1 Điều 49 của Luật bảo vệ môi trường có quy định dự án cụ thể:

  • Dự án đầu tư không thuộc đối tượng phải có giấy phép môi trường có phát sinh chất thải.
  • Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có phát sinh chất thải không thuộc đối tượng phải có giấy phép môi trường và hoạt động trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành

3. Đối tượng miễn đăng ký môi trường

Điều 32 của Nghị định 08/2022/NĐ-CP, đối tượng được miễn bao gồm:

  • Dự án đầu tư, cơ sở quy định tại điểm a khoản 2 Điều 49 của Luật BVMT 2020 (dự án thuộc bí mật nhà nước về quốc phòng, an ninh).
  • Dự án đầu tư khi đi vào vận hành và cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không phát sinh chất thải hoặc chỉ phát sinh CTR sinh hoạt dưới 3000kg/ngày được quản lý theo quy định chính quyền địa phương; hoặc phát sinh nước thải dưới 5 m3/ngày, khí thải dưới 50 m3/giờ được xử lý bằng công trình thiết bị xử lý tại chỗ.
  • Danh mục dự án đầu tư, cơ sở được miễn quy định chi tiết trong Phụ lục XVI của Nghị định này.

4. Hồ sơ đăng ký môi trường

Dựa theo Điều 22 Thông tư 02/2022/TT-BTNMT thì hồ sơ gồm:

  • Văn bản đăng ký (Mẫu số 47 Phụ lục II của Thông tư này);
  • Bản sao quyết định báo cáo ĐTM;

5. Quy định nội dung và thời điểm

5.1. Nội dung

Theo Khoản 4 Điều 49 của Luật môi trường:

  • Phải có đầy đủ thông tin chung về dự án đầu tư, cơ sở;
  • Xác định loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; công nghệ, công suất, sản phẩm; nguyên nhiên liệu, hóa chất;
  • Xác định loại và khối lượng chất thải phát sinh;
  • Phải có phương án thu gom, quản lý và xử lý chất thải theo quy định;
  • Phải có nội dung cam kết thực hiện công tác bảo vệ môi trường.

5.2. Thời điểm phải đăng ký môi trường

  • Dự án thuộc đối tượng lập ĐTM phải lập đăng ký trước khi vận hành chính thức.
  • Dự án không thuộc đối tượng lập ĐTM thì phải đăng ký trước khi cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng hoặc trước khi xả thải ra ngoài môi trường.
  • Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ phải thực hiện trong thời hạn 24 tháng kể từ ngày Luật BVMT 2020 có hiệu lực thi hành.

5.3. Đăng ký môi trường do cơ quan nào tiếp nhận?

  • UBND cấp xã tiếp nhận hồ sơ trực tiếp, qua đường bưu điện hoặc nhận bản điện tử thông qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến. Trường hợp dự án đầu tư, cơ sở trên địa bàn từ 2 đơn vị hành chính cấp xã trở lên, chủ dự án đầu tư, cơ sở được quyền chọn UBND cấp xã để thực hiện việc đăng ký theo quy định.
  • UBND cấp xã tiếp nhận hồ sơ đăng ký môi trường, cập nhật dữ liệu vào hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu quốc gia.

Đăng ký môi trường là một trong những loại hồ sơ môi trường mới được triển khai chính thức kể từ năm 2022. Nếu trong quá trình hoạt động có bất kỳ thay đổi nào về nội dung đã đăng ký thì chủ dự án cần đăng ký môi trường lại trước khi triển khai các kế hoạch thay đổi đó.

Quý doanh nghiệp nếu có bất kỳ nhu cầu nào thì hãy liên hệ ngay với Công ty tư vấn môi trường Hợp Nhất qua Hotline 0938.857.768 để được tư vấn sớm nhất.

Nhắn Zalo với chuyên viên môi trường