Căn cứ theo Luật BVMT 2020 và Nghị định 08/2022/NĐ-CP thì dự án đầu tư Nhóm III (ít có nguy cơ tác động đến môi trường) nên chỉ phải thực hiện xin cấp giấy phép môi trường. Đối tượng cấp GPMT của dự án đầu tư Nhóm III quy định tại Điều 39 của Luật môi trường.
Vậy dự án nào thuộc nhóm III?
Dựa theo Khoản 5 Điều 28 của Luật BVMT thì dự án đầu tư Nhóm III bao gồm:
- Dự án thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường với quy mô, công suất nhỏ
- Dự án không thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường có phát sinh nước thải, bụi, khí thải được xử lý hoặc có phát sinh CTNH phải được quản lý theo quy định về quản lý chất thải
Cơ quan cấp GPMT cho dự án Nhóm III
Căn cứ theo Khoản 3, 4 Điều 41 của Luật BVMT thì dự án đầu tư nhóm III thuộc thẩm quyền cấp phép của:
- UBND cấp tỉnh cấp giấy phép môi trường với dự án Nhóm III quy định tại Điều 39 của Luật này nằm trên địa bàn từ 2 đơn vị hành chính cấp huyện trở lên
- UBND cấp huyện cấp giấy phép môi trường cho dự án quy định tại Điều 39 của luật này (trừ trường hợp trên)
Thời hạn và hồ sơ cấp giấy phép môi trường
Dựa theo Khoản 4 Điều 43 của Luật BVMT thì giấy phép môi trường 2022 của dự án Nhóm III có thời hạn cấp phép không quá 30 ngày đối với GPMT thuộc thẩm quyền cấp phép của UBND cấp tỉnh, UBND cấp huyện. Hồ sơ cấp GPMT (Khoản 1 Điều 43 của Luật BVMT 2020) bao gồm văn bản đề nghị cấp GPMT, báo cáo đề xuất cấp GPMT, tài liệu pháp lý và kỹ thuật khác của dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, CCN.
Đề xuất cấp GPMT dự án nhóm III
Dựa theo Khoản 4 Điều 28 của Nghị định 08/2022/NĐ-CP thì nội dung chính báo cáo đề xuất cấp GPMT dự án nhóm III:
- Thông tin chung về dự án
- Sự phù hợp dự án đầu tư với quy hoạch BVMT, tỉnh, phân vùng môi trường, khả năng chịu tải môi trường
- Xác định hiện trạng môi trường nơi triển khai dự án
- Đề xuất kế hoạch, biện pháp xử lý chất thải kèm phương án thiết kế xây dựng công trình, hạng mục công trình xử lý chất thải, thiết bị quan trắc tự động, liên tục
Nếu dự án của bạn xác định thuộc nhóm dự án đầu tư Nhóm III nhưng không biết phải thực hiện giấy phép môi trường như thế nào thì hãy liên hệ ngay với Công ty tư vấn môi trường Hợp Nhất qua Hotline 0938.857.768 để được tư vấn hỗ trợ chi tiết nhất.
- Nội dung đề nghị cấp GPMT gồm xác định nguồn phát sinh, lưu lượng xả thải, dòng thải, chất ô nhiễm giới hạn, vị trị, phương thức xả nước thải, khí thảo; công tình thiết bị xử lý chất thải nguy hại; loại, khối lượng phế liệu nhập khẩu từ nước ngoài,…
- Kế hoạch, thời gian dự án vận hành thử nghiệm, kèm kế hoạch quan trắc chất thải để đánh giá hiệu quả công trình xử lý chất thải; phương án phòng ngừa, ứng phó với sự cố môi trường, nội dung thực hiện quan trắc chất thải theo quy định
Trách nhiệm của chủ dự án sau khi cấp GPMT
Dựa theo Khoản 2 Điều 47 của Luật BVMT 220 thì chủ dự án sau khi cấp GPMT phải:
- Tiến hành đầy đủ các yêu cầu BVMT như nội dung GPMT. Nếu có thay đổi so với nội dung giấy phép đã cấp thì phải báo cáo đến cơ quan cấp GPMT
- Nộp phí thẩm định cấp GPMT
- Phải vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải của dự án đầu tư theo quy định tại Điều 46 của Luật này
- Hồ sơ đề nghị cấp GPMT phải đảm bảo độ chính xác, trung thực
- Phải công khai GPMT (trừ dự án thuộc bí mật nhà nước)
Lưu ý: Các thông tin, chủ đề chúng tôi cung cấp chỉ có giá trị tham khảo. Trong quá trình áp dụng các quy định của pháp luật về tài nguyên và môi trường: quý bạn đọc cần tra cứu - cập nhật hiệu lực pháp luật hiện hành của từng điều luật, văn bản quy phạm pháp luật có liên quan để áp dụng cho đúng!