Dịch vụ làm giấy phép môi trường

Lập lại ĐTM dự án nâng cấp hệ thống XLNT

Dự án cần nâng cấp hệ thống xử lý nước thải thì có cần lập lại ĐTM hay không? Làm sao để xác định đối tượng và hồ sơ cần thiết để lập lại ĐTM?

Hiện nay, nhiều hệ thống XLNT bị xuống cấp nghiêm trọng hoặc thường xuyên xảy ra các sự cố kỹ thuật làm ảnh hưởng đến chất lượng nước thải sau xử lý. Chính vì lý do này mà nhiều chủ đầu tư bắt buộc phải tiến hành nâng cấp hệ thống XLNT kịp thời để tránh các tác động đến môi trường xung quanh.

Bên cạnh những lưu ý về vấn đề sửa chữa, thay thế thiết bị thì doanh nghiệp cần quan tâm đến các thay đổi liên quan đến hồ sơ môi trường, đặc biệt có cần phải lập lại ĐTM hay không?

Lập lại ĐTM khi nâng cấp HTXLNT

Việc nâng cấp hệ thống sẽ phụ thuộc vào tình trạng đang vận hành của hệ thống xử lý hiện có. Ở mức độ nhẹ, chỉ cần sửa chữa một số thiết bị bên ngoài mà không tác động đến quy trình xử lý bên trong.

Còn nếu hệ thống ở mức độ nặng hơn, hệ thống hoạt động kém hiệu quả thì đòi hỏi chủ dự án phải tiến hành nâng cấp bằng cách thay đổi các công nghệ xử lý, tăng công suất xử lý của hệ thống.

Trường hợp này có thể chia thành 2 trường hợp để doanh nghiệp đánh giá tổng quan (Căn cứ theo Điều 4 của Thông tư 25/2019/TT-BTNMT):

  • Trường hợp thay đổi công nghệ xử lý, công suất hệ thống ở mức độ nhẹ, không phát sinh chất thải mà hoạt động theo hướng tốt hơn so với phương án trong báo cáo đánh giá tác động môi trường ban đầu thì không cần phải lập lại ĐTM. Nhưng theo quy định, sau khi nâng cấp thì phải vận hành thử nghiệm và kiểm tra, xác nhận theo Nghị định 40/2019/NĐ-CP.
  • Trường hợp thay đổi công nghệ xử lý, công suất hệ thống ở mức độ nghiêm trọng hơn có thể nâng cấp từ hệ thống cũ thành hệ thống mới có phát sinh chất thải tăng nguy cơ gây ô nhiễm môi trường thì phải lập lại báo cáo ĐTM, chuẩn bị hồ sơ trình nộp lên cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

Hồ sơ lập lại ĐTM các dự án nâng cấp hệ thống

Trong trường hợp lập lại ĐTM, chủ dự án cần tiến hành lập hồ sơ ĐTM theo đúng quy trình như việc lập ĐTM ban đầu, chuẩn bị giấy tờ quan trọng và khảo sát, đánh giá tổng quan hệ thống trước khi viết báo cáo hoàn chỉnh.

Sau khi thông qua các hoạt động tham khảo ý kiến cộng đồng, chuyên gia, lập hội đồng thẩm định thì chủ dự án chỉnh sửa, bổ sung theo các ý kiến thành báo cáo đầy đủ nhất.

Nếu không lập lại ĐTM thì bị xử phạt ra sao?

  • Đối với trường hợp dự án có báo cáo ĐTM thuộc thẩm quyền phê duyệt của UBND cấp tỉnh, bộ, cơ quan ngang bộ thì bị xử phạt từ 120 – 150 triệu đồng.
  • Đối với trường hợp dự án có báo cáo ĐTM thuộc thẩm quyền phê duyệt của Bộ TNMT thì bị xử phạt từ 200 – 250 triệu đồng.

Đối với những trường hợp trên ngoài việc xử phạt tiền thì còn hình thức xử phạt bổ sung như đình chỉ hoạt đang từ 3 – 6 tháng hoặc 6 – 12 tháng. Ngoài ra còn có biện pháp khắc phục hậu quả nếu gây ô nhiễm môi trường.

Nếu như doanh nghiệp của bạn đang gặp bất kỳ vấn đề, khó khăn nào trong công tác lập các loại hồ sơ môi trường doanh nghiệp cần có nhất là báo cáo ĐTM và kế hoạch BVMT thì hãy liên hệ ngay với Công ty hồ sơ môi trường Hợp Nhất qua Hotline 0938.857.768. Bằng kinh nghiệm và chuyên môn của mình, chúng tôi sẽ tư vấn và hướng dẫn các vấn đề pháp lý một cách đầy đủ, chất lượng và đáng tin cậy nhất.

Lưu ý: Các thông tin, chủ đề chúng tôi cung cấp chỉ có giá trị tham khảo. Trong quá trình áp dụng các quy định của pháp luật về tài nguyên và môi trường: quý bạn đọc cần tra cứu - cập nhật hiệu lực pháp luật hiện hành của từng điều luật, văn bản quy phạm pháp luật có liên quan để áp dụng cho đúng!