Dịch vụ làm giấy phép môi trường

Dịch vụ xin giấy phép môi trường cho doanh nghiệp

Bạn là doanh nghiệp mới bắt đầu kinh doanh, còn bỡ ngỡ về các thủ tục pháp lý, còn lăn tăn về quy trình các bước xin giấy phép môi trường cho phù hợp với dự án của mình? Tuy đã có Luật ban hành quy định về giấy phép môi trường nhưng không phải doanh nghiệp nào cũng nắm rõ. Vì vậy trong bài viết dưới đây, công ty Hợp Nhất xin chia sẻ một số thông tin xoay quanh vấn đề này.

Bạn không có thời gian tìm hiểu hoặc muốn hỏi nhanh về trường hợp cụ thể của doanh nghiệp, có thể liên hệ tổng đài tư vấn 0938.867.768 hoặc bấm vào nút chat dưới đây để chat zalo với tư vấn viên.

Nhắn zalo cho chuyên viên tư vấn

1. Nội dung của giấy phép môi trường

Để hiểu rõ về giấy phép môi trường, trước tiên chúng ta cần nắm rõ khái niệm, nội dung và đối tượng cần có giấy phép môi trường.

1.1 Giấy phép môi trường là gì?

Giấy phép môi trường là văn bản pháp lý do cơ quan có thẩm quyền cấp cho các tổ chức, cá nhân, chủ dự án đầu tư có hoạt động phát sinh chất thải ra môi trường kèm theo các yêu cầu, điều kiện về bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.

Hiện nay, theo quy định mới đã tích hợp 7 loại giấy phép môi trường thành phần (giấy phép xả thải vào nguồn nước, giấy phép xả thải vào công trình thủy lợi, giấy xác nhận hoàn thành công trình BVMT, giấy phép xử lý chất thải nguy hại, sổ chủ đăng ký chủ nguồn chất thải nguy hại, giấy phép xả khí thải công nghiệp và giấy xác nhận đủ điều kiện về BVMT trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất) vào chung 1 loại giấy gọi là Giấy phép môi trường. Việc này giúp giảm bớt gánh nặng về thủ tục hành chính cho doanh nghiệp và đảm bảo tính thống nhất, rõ trách nhiệm của cơ quan quản lý.

Giấy phép môi trường theo quy định mới
Giấy phép môi trường theo quy định mới đã tích hợp 7 giấy phép con lại thành 1 loại GMPT

1.2 Đối tượng nào buộc phải có giấy phép môi trường?

Căn cứ vào Điều 39, Luật bảo vệ môi trường năm 2020, các dự án đầu tư thuộc các nhóm sau đây phải có giấy phép môi trường.

  • Nhóm I là những dự án đầu tư có nguy cơ tác động xấu đến môi trường ở mức độ cao.
  • Nhóm II là những dự án đầu tư có nguy cơ tác động xấu đến môi trường.
  • Nhóm III là những dự án đầu tư ít có nguy cơ tác động xấu đến môi trường.

Hiện nay rất nhiều doanh nghiệp có dự án phát sinh chất thải ra môi trường sắp đi vào vận hành hoặc đang thử nghiệm nhưng chưa có giấy phép môi trường do không xác định được dự án của mình thuộc nhóm đối tượng nào.

1.3 Nội dung cấp giấy phép môi trường

Nội dung giấy phép môi trường gồm các thông tin chung về, nội dung cấp GPMT, yêu cầu về BVMT; thời hạn của GPMT và yêu cầu khác về BVMT (nếu có). Gồm các thông tin sau:

  • Nguồn phát sinh nước thải, lưu lượng xả thải tối đa; dòng nước thải, chất gây ô nhiễm và giá trị giới hạn của chất gây ô nhiễm trong nước thải, vị trí xả nước thải, phương thức xả và nguồn tiếp nhận nước thải;
  • Nguồn phát sinh khí thải, lưu lượng xả khí thải tối đa, dòng khí thải, chất gây ô nhiễm trong khí thải, giá trị giới hạn của chất ô nhiễm theo dòng khí thải, vị trí xả khí thải và phương thức xả.
  • Nguồn phát sinh tiếng ồn, độ rung; giá trị giới hạn đối với tiếng rung, độ ồn;
  • Công trình, hệ thống xử lý chất thải nguy hại (CTNH), mã CTNH, khối lượng CTNH được phép xử lý, số lượng trạm trung chuyển CTNH, vị trí hoạt động của dự án đầu tư, cơ sở thực hiện xử lý CTNH;
  • Loại phế liệu nhập khẩu, khối lượng được phép nhập khẩu đối với các dự án đầu tư có nhập khẩu phế liệu ở nước ngoài về làm NLSX.

1.4 Thẩm quyền cấp giấy phép môi trường

Theo Điều 41 Luật BVMT năm 2020, các cơ quan có thẩm quyền sau đây cấp GPMT:

+ Bộ Tài Nguyên và Môi trường

  • Đối tượng quy định tại Điều 39 của Luật BVMT 2020 đã được Bộ TNMT phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo ĐTM.
  • Đối tượng quy định tại Điều 39 của Luật BVMT 2020 nằm trên địa bàn có từ 02 đơn vị hành chính cấp tỉnh trở lên hoặc nằm ở vùng biển chưa xác định trách nhiệm quản lý của UBND cấp tỉnh; cơ sở, dịch vụ thực hiện xử lý chất thải nguy hại; dự án đầu tư có nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài về làm nguyên liệu sản xuất.

+ Bộ Quốc phòng, Bộ Công an: Đối với các dự án đầu tư thuộc bí mật của Nhà nước về quốc phòng, an ninh.

+ UBND cấp tỉnh

  • Dự án đầu tư thuộc nhóm II (quy định tại Điều 39 của Luật BVMT 2020).
  • Dự án đầu tư thuộc nhóm III (quy định tại Điều 39 của Luật BVMT 2020 nằm trên địa bàn có 02 đơn vị hành chính cấp huyện trở lên).
  • Đối tượng quy định tại Khoản 2, Điều 39 của Luật BVMT 2020 đã được UBND cấp tỉnh hoặc Bộ, cơ quan ngang Bộ phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo ĐTM.

+ UBND cấp huyện: Đối tượng quy định tại Điều 39 của Luật BVMT 2020 trừ các trường hợp quy định tại các Khoản 1,2,3 Điều này.

2. Những khó khăn của doanh nghiệp về hồ sơ, giấy phép môi trường

2.1 Khó khăn trong hồ sơ, thủ tục

  • Doanh nghiệp đã đi vào vận hành nhưng chưa có báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM), kế hoạch bảo vệ môi trường?
  • Doanh nghiệp đã đi vào vận hành nhưng chưa triển khai lập báo cáo quan trắc môi trường, sổ chủ nguồn thải CTNH, xin giấy phép xả thải.
  • Doanh nghiệp lo lắng vì không biết chuẩn bị hồ sơ xác nhận hoàn thành công trình BVMT như thế nào?
Làm giấy phép môi trường cho doanh nghiệp

2.2 Khó khăn về quy trình thực hiện

Một số khó khăn mà doanh nghiệp thường gặp khi tự thực hiện hồ sơ về môi trường như sau:

  • Không hiểu rõ về luật BVMT;
  • Không biết quy trình cụ thể nào dành cho dự án của mình;
  • Không có nhiều thời gian để theo dõi, cập nhật, kết nối với cơ quan có thẩm quyền.

Để tiết kiệm thời gian, đảm bảo doanh nghiệp vận hành hiệu quả, quý doanh nghiệp có thể liên hệ với công ty môi trường uy tín, có nhiều năm kinh nghiệm và đã từng thực hiện dịch vụ làm giấy phép môi trường cho nhiều doanh nghiệp.

Nút gọi hotline

3. Tháo gỡ khó khăn về xin giấy phép môi trường cho doanh nghiệp

Công ty môi trường Hợp Nhất là đơn vị cung cấp dịch vụ tư vấn thực hiện giấy phép môi trường cho doanh nghiệp.

Với hơn 10 năm kinh nghiệm ngành môi trường, sở hữu đội ngũ các thạc sĩ, kỹ sư môi trường và cử nhân luật chuyên tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp về hồ sơ môi trường. Hợp Nhất là sự lựa chọn uy tín được nhiều doanh nghiệp tin tưởng.

3.1 Dịch vụ xin giấy phép môi trường nhanh chóng, hiệu quả

Hợp Nhất đầy đủ năng lực, kinh nghiệm lập hồ sơ giấy phép môi trường cho doanh nghiệp. Ngoài ra, hiện chúng tôi có triển khai các gói dịch vụ, hồ sơ môi trường khác như sau:

  • Lập báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM), báo cáo ĐTM hoàn thành.
  • Lập kế hoạch bảo vệ môi trường.
  • Lập báo cáo xả thải vào nguồn nước.
  • Lập sổ đăng ký sổ chủ nguồn thải chất thải nguy hại.
  • Lập báo cáo quan trắc môi trường định kỳ hằng năm.
  • Thực hiện hồ sơ vệ sinh môi trường lao động.
  • Lập hồ sơ xin phép khai thác nước ngầm/nước mặt.
  • Tư vấn lập hồ sơ vận hành thử nghiệm các công trình bảo vệ môi trường.
Lập giấy phép môi trường
Lập giấy phép môi trường

3.2. Một số khách hàng làm hồ sơ môi trường tiêu biểu

Xuyên suốt quá trình phát triển, Hợp Nhất đã tạo dựng chỗ đứng trên thị trường được nhiều khách hàng tín nhiệm. Minh chứng cho điều này là danh sách khách hàng tiêu biểu mà chúng tôi đã thực hiện:

  • Công ty vật tư Nông nghiệp
  • Trung tâm Thương Mại Quốc tế
  • Công ty cổ phần Dược phẩm
  • Các Công ty địa ốc;
  • Công ty sản xuất hàng may mặc;
  • Công ty Dệt nhuộm;
  • Công ty chế biến thủy sản;
  • Công ty Du lịch;
  • Công ty Chế biến gỗ;
  • Công ty sản xuất hàng tiêu dùng;
  • Công ty Nước giải khát;
  • Công ty sản xuất hương liệu;
  • Và nhiều khách hàng khác.

Nếu bạn đang cần tìm đơn vị dịch vụ tư vấn thực hiện giấy phép môi trường, vui lòng liên hệ với Hợp Nhất theo Hotline 0938.857.768 để được chuyên viên tư vấn các thông tin cần thiết miễn phí.

Nhắn Zalo với chuyên viên môi trường

Lưu ý: Các thông tin, chủ đề chúng tôi cung cấp chỉ có giá trị tham khảo. Trong quá trình áp dụng các quy định của pháp luật về tài nguyên và môi trường: quý bạn đọc cần tra cứu - cập nhật hiệu lực pháp luật hiện hành của từng điều luật, văn bản quy phạm pháp luật có liên quan để áp dụng cho đúng!