Dịch vụ làm giấy phép môi trường

Doanh nghiệp và thắc mắc về hồ sơ môi trường

Hồ sơ môi trường mà doanh nghiệp cần lập thường có những thắc mắc nào? Làm sao để giải quyết những vấn đề này triệt để với chi phí tối ưu nhất?

Các doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khó tránh khỏi những tác động tiêu cực đến môi trường. Xuất phát từ điều này mà họ thường phải tuân thủ các quy định, đảm bảo triển khai đầy đủ thủ tục, hồ sơ môi trường cần thiết nhất theo quy định của Nhà nước.

Vận hành thử nghiệm hệ thống

Công A đang hoạt động trong lĩnh vực khai thác mỏ với công suất 65.000 m3 sản phẩm/năm và đã thực hiện thủ tục lập hồ sơ phê duyệt báo cáo ĐTM cùng với giấy phép khai thác. Theo quy định của Nghị định 40/2019/NĐ-CP thì dự án thuộc đối tượng lập hồ sơ xác nhận hoàn thành công trình BVMT.

Tuy nhiên dự án này vẫn chưa có công trình XLNT mà đơn giản chỉ thiết kế hồ lắng nước mưa và lắng cặn trước khi xả thải. Vậy với công trình này thì dự án có cần phải vận hành thử nghiệm hệ thống hay không?

Quy định về hồ sơ vận hành thử nghiệm

Dựa vào điểm 1 Khoản 9 Điều 1 của Nghị định 40/2019/NĐ-CP thì công trình xử lý chất thải của dự án phải được vận hành thử nghiệm để đánh giá sự phù hợp và đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật về chất thải nước thải, khí thải, chất thải rắn, chất thải nguy hại. Các công trình BVMT như thu gom, lưu giữ chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường, CTR nguy hại,…

Dựa theo điểm 1 Khoản 10 Điều 1 Nghị định 40/2019/NĐ-CP thì các dự án thuộc lĩnh vực chế biến khoáng sản rắn với công suất từ 50.000 m3 sản phẩm/năm trở lên (quy định tại Phụ lục II của Nghị định này) thuộc đối tượng lập hồ sơ xác nhận hoàn thành công trình xử lý chất thải.

Theo đó thì hồ sơ kiểm tra, xác nhận hoàn thành công trình BVMT bao gồm 1 văn bản của cơ quan chuyên môn về môi trường cấp tỉnh thông báo kết quả kiểm tra vận hành thử nghiệm công trình, thiết bị xử lý chất thải.

Như vậy, dự án của Công ty A có công suất 65.000 m3 sản phẩm/năm đã có thiết kế hồ lắng để chứa nước mưa, lắng cặn trước khi xả thải cũng được coi là công trình xử lý chất thải. Đồng thời dự án này cũng đã lập hồ sơ xác nhận hoàn thành công trình BVMT và hồ lắng cũng phải được vận hành thử nghiệm theo quy định.

Doanh nghiệp và thắc mắc về hồ sơ môi trường

Hồ sơ đăng ký giấy phép xử lý chất thải nguy hại

Công ty C hoạt động trong tái chế chất thải với khối lượng 1.000.000 kg/năm. Vậy dựa vào những quy định nào để được cấp giấy phép xử lý chất thải nguy hại?

Đối với doanh nghiệp đã hoàn thành công trình BVMT theo đúng nội dung lập báo cáo ĐTM doanh nghiệp với các dự án đã được phê duyệt và muốn lập hồ sơ đăng ký cấp giấy phép xử lý CTNH thì cần đáp ứng các điều kiện quan trọng như:

  • Dự án phải có quyết định phê duyệt báo cáo ĐTM
  • Xác định địa điểm của cơ sở xử lý CTNH
  • Hệ thống, thiết bị xử lý, bao bì, thiết bị lưu chứa, khu vực lưu giữ tạm thời hoặc trung chuyển, phương tiện vận chuyển cần có giải pháp đáp ứng yêu cầu kỹ thuật và quy trình quản CTNH
  • Có quy trình vận hành an toàn phương tiện, hệ thống, thiết bị thu gom, vận chuyển và xử lý (sơ chế, tái chế, đồng xử lý, thu hồi năng lượng) từ CTNH
  • Dự án phải có phương án BVMT kèm theo nội dung kiểm soát ô nhiễm và BVMT, kế hoạch an toàn lao động, bảo vệ sức khỏe, kế hoạch phòng ngừa ứng phó với sự cố, kế hoạch đào tạo, tập huấn định kỳ, chương trình quan trắc môi trường, giám sát vận hành xử lý và đánh giá hiệu quả công trình xử lý CTNH

Đối tượng không cần xin cấp phép xử lý chất thải

Tuy nhiên, chủ dự án cũng nên xem xét lại dự án của mình để xác định các đối tượng không phải đăng ký cấp giấy phép xử lý CTNH, cụ thể:

  • Chủ nguồn thải thuộc trường hợp tự tái sử dụng, sơ chế, tái chế, đồng xử lý, xử lý hoặc thu hồi năng lượng từ CTNH phát sinh nội bộ trong khuôn viên cơ sở chất sinh chất thải
  • Các cá nhân, tổ chức nghiên cứu và phát triển công nghệ xử lý CTNH trong môi trường thí nghiệm
  • Các cơ sở y tế có công trình xử lý chất thải y tế có phát sinh trong khuôn viên thực hiện việc xử lý, thu gom, xử lý chất thải y tế nguy hại cùng các cơ sở y tế lân cận khác

Còn có rất nhiều thắc mắc của doanh nghiệp liên quan đến thủ tục, hồ sơ môi trường khác từ báo cáo ĐTM, giấy phép môi trường cho đến báo cáo quan trắc môi trường định kỳ. Nếu bạn cần Công ty dịch vụ môi trường Hợp Nhất tư vấn hỗ trợ thì hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua Hotline 0938.857.768

Lưu ý: Các thông tin, chủ đề chúng tôi cung cấp chỉ có giá trị tham khảo. Trong quá trình áp dụng các quy định của pháp luật về tài nguyên và môi trường: quý bạn đọc cần tra cứu - cập nhật hiệu lực pháp luật hiện hành của từng điều luật, văn bản quy phạm pháp luật có liên quan để áp dụng cho đúng!