Dịch vụ làm giấy phép môi trường

So sánh hồ sơ ĐTM và Kế hoạch BVMT

Đối tượng, căn cứ pháp lý, cơ quan thẩm định và thủ tục lập báo cáo ĐTM và Kế hoạch BVMT có gì khác nhau? Vì sao doanh nghiệp cần lập loại hồ sơ này cho dự án?

Các loại hồ sơ môi trường nào quan trọng đối với doanh nghiệp? Câu hỏi được nhiều đơn vị thắc mắc cần giải đáp. Hai loại hồ sơ quan trọng mà doanh nghiệp bắt buộc phải có gồm ĐTM và kế hoạch bảo vệ môi trường.

Trong những bài trước, Hợp Nhất đã giới thiệu nhiều qua đặc trưng, bản chất và vai trò từng loại. Hôm nay, chúng tôi sẽ điểm qua một số thông tin quan trọng giữa hai hồ sơ này.

Pháp lý ĐTM và Kế hoạch BVMT

Để thực hiện đúng theo quy định, đơn vị cần tìm hiểu chi tiết các văn bản Luật quan trọng dưới đây:

  • Luật BVMT 2014.
  • Áp dụng Nghị định 18 của Chính phủ có hiệu lực năm 2015 quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường.
  • Nghị định 40, năm 2019 (NĐ-CP) sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật BVMT.
  • Thông tư 25, năm 2019 (TT-BTNMT) hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định 40/2019/NĐ-CP, sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định, quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật BVMT và quản lý hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường.
So sánh hồ sơ ĐTM và Kế hoạch BVMT
Mục đích của ĐTM và Kế hoạch BVMT

Bất kỳ loại HSMT nào cũng có mục đích riêng, và cả ĐTM cũng như kế hoạch bảo vệ môi trường đóng vai trò rất quan trọng đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ. Và mục đích chung của cả 2 sẽ giúp:

  • Hợp thức hóa các quá trình phát triển sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp.
  • Đánh giá tác động từ các nguồn thải phát sinh từ dự án để từ đó lên phương án xử lý, khắc phục kịp thời.
  • Giúp doanh nghiệp chủ động hơn trong việc ứng phó, phòng ngừa sự cố môi trường.
  • Xây dựng kế hoạch giảm tải nguồn thải trước khi dự án đi vào vận hành nhằm đánh giá khả năng tác động đến môi trường của dự án.

Đối tượng thực hiện bao gồm?

Cả ĐTM và kế hoạch BVMT đều phải thực hiện trước thời điểm dự án xây dựng theo quy định của nhà nước và chỉ lập 1 lần duy nhất (trừ trường hợp dự án thay đổi quy mô, công suất, công nghệ). Trong đó đối tượng thực hiện sẽ bao gồm:

  • Với báo cáo ĐTM sẽ áp dụng đối với dự án có quy mô, năng suất lớn. Chi phí lập hồ sơ có thể lên đến 100 triệu đồng tùy theo tính chất của dự án. Nếu không thực hiện, mức phạt mà cơ quan nhà nước đưa ra cao gấp mấy lần so với chi phí thực hiện.
  • Với kế hoạch bảo vệ môi trường sẽ áp dụng cho dự án có quy mô, năng suất vừa và nhỏ. Chi phí lập hồ sơ tùy theo mức độ hoạt động của dự án. Không lập kế hoạch, đơn vị thường sẽ bị phạt gấp 3 – 4 lần so với chi phí thực hiện từ đầu.

Với những điều trên, doanh nghiệp trước khi xem xét xây dựng dự án cần hoàn thành đúng thủ tục, pháp lý hồ sơ theo yêu cầu. Sau khi hoàn thiện, chủ dự án cần lập báo cáo quan trắc môi trường định kỳ cho doanh nghiệp để tránh bị xử phạt.

Dự án nào cần lập ĐTM và Kế hoạch BVMT

Đối tượng để lập báo cáo đánh giá tác động môi trường và KH BVMT trình nộp hồ sơ lên cơ quan có thẩm quyền bao gồm:

  • Các dự án xây dựng, giao thông, sản xuất vật liệu xây dựng, năng lượng, điện tử.
  • Các dự án thủy lợi, trồng trọt, rừng, khai thác chế biến khoáng sản, dầu khí, xử lý tái chế chất thải.
  • Các dự án về cơ khí, luyện kim, gỗ, thủy tinh, gốm sứ, chế biến thực phẩm, nông sản.
  • Các dự án về chăn nuôi, chế biến thức ăn chăn nuôi, phân bón, thuốc BVTV.
  • Các dự án về hóa chất, dược phẩm, mỹ phẩm, nhựa, chất dẻo, sản xuất giấy, văn phòng phẩm.
  • Các dự án về dệt nhuộm, may mặc, cao su, săm lốp, sản xuất mực in, thuộc da,…

Cơ quan phê duyệt hồ sơ

  • Đối với ĐTM trình nộp hồ sơ lên cơ quan có thẩm quyền gồm Bộ TNMT, các bộ, cơ quan ngang bộ và UBND cấp tỉnh.
  • Đối với KBM thì trình nộp hồ sơ lên cơ quan xác nhận gồm Sở TNMT, UBND cấp huyện, Ban quản lý KCN.

Trên đây là một số điểm quan trọng mà doanh nghiệp cần nắm rõ về ĐTM và KBM. Để hiểu rõ hơn về quy trình, cách thức lập hồ sơ, chi phí cũng như báo giá chi tiết thì hãy liên hệ ngay với Dịch vụ tư vấn hồ sơ môi trường Hợp Nhất qua Hotline 0938.857.768 để được tư vấn miễn phí.

Lưu ý: Các thông tin, chủ đề chúng tôi cung cấp chỉ có giá trị tham khảo. Trong quá trình áp dụng các quy định của pháp luật về tài nguyên và môi trường: quý bạn đọc cần tra cứu - cập nhật hiệu lực pháp luật hiện hành của từng điều luật, văn bản quy phạm pháp luật có liên quan để áp dụng cho đúng!