Dịch vụ làm giấy phép môi trường

HSMT có thuộc biện pháp BVMT?

Doanh nghiệp biểu thị rõ mức độ tác động đến chất lượng môi trường từ đơn giản cho đến phức tạp nhất. Các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không ngừng xây mới và mở rộng, nâng công suất hoạt động gắn liền với các chiến lược BVMT bền vững như xây dựng các hệ thống xử lý chất thải, xây dựng phương án phòng ngừa, ứng phó với sự cố.

Lộ trình xây dựng những chiến lược phát triển của doanh nghiệp đối với môi trường diễn ra trong thời gian dài, cần đội ngũ thực hiện lớn và chi phí đầu tư không hề nhỏ. Vậy liệu trong các kế hoạch BVMT đó, thì việc lập hồ sơ môi trường có thuộc trách nhiệm và biện pháp BVMT mà doanh nghiệp phải làm không?

Thay đổi để xây dựng môi trường tốt hơn

Không chỉ hiện đại hóa các công trình xử lý chất thải mà nước ta cũng bắt đầu “đổi mới” các chính sách, quy định pháp luật về môi trường. Cụ thể, trong năm 2020, chúng ta chứng kiến hàng loạt văn bản luật môi trường mới ra đời với nhiều điểm mới, tích cực và đồng bộ hơn phù hợp với hiện trạng thực tế.

Cũng trong năm này, Dự thảo Luật BVMT sửa đổi đã được thông qua và có giá trị thực hiện vào năm 2022.

Ngoài ra cũng có nhiều sự thay đổi, điều chỉnh khác liên quan đến môi trường, nhưng tác động từ 2 văn bản trên dự kiến sẽ mang lại chiều hướng tích cực và lợi ích cho doanh nghiệp.

Các văn bản không chỉ nêu rõ nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của doanh nghiệp và cơ quan nhà nước về BVMT mà còn thay đổi, bổ sung, điều chỉnh hàng loạt HSMT quan trọng khác như lập báo cáo ĐTM, kế hoạch BVMT, giấy phép xả thải, báo cáo quan trắc môi trường, vận hành thử nghiệm hay xác nhận hoàn thành các công trình BVMT.

HSMT có thuộc biện pháp BVMT của doanh nghiệp?

HSMT có thuộc biện pháp BVMT của doanh nghiệp?

Vai trò của BVMT đối với doanh nghiệp

Có rất ít doanh nghiệp tìm hiểu chi tiết về vai trò và tầm quan trọng của HSMT đối với sự phát triển chung. Vì họ cho rằng các thủ tục hành chính rườm rà, làm mất thời gian, tốn kém chi phí, không những vậy mà còn làm gián đoạn các giai đoạn sản xuất, kinh doanh.

Nhưng thực tế, các giai đoạn phía sau mà doanh nghiệp “tích cực” thực hiện như thiết kế hệ thống XLNT, khí thải, CTR, CTNH lại liên quan rất nhiều đến HSMT ban đầu. Lấy ví dụ dễ hiểu, trước giai đoạn dự án đi vào xây dựng, bắt buộc bạn phải lập ĐTM hoặc kế hoạch bảo vệ môi trường. Vì sao?

Vì đó không chỉ quy định của nhà nước mà giai đoạn này sẽ triển khai, đưa ra các kế hoạch BVMT đối với doanh nghiệp về nước thải, khí thải, chất thải phát sinh trong quá trình xây dựng và vận hành chính thức.

Đồng thời, các loại hồ sơ sau khi phê duyệt và xác nhận từ cơ quan thẩm định sẽ làm căn cứ quan trọng để chủ dự án triển khai các kế hoạch thiết kế – thi công – lắp đặt hệ thống phù hợp nhất.

Làm sao để lập hồ sơ môi trường?

Có dự báo được nguồn ô nhiễm? Quá trình lập HSMT thường trải qua bước khảo sát thực tế dự án trước khi đi vào giai đoạn viết nội dung hoàn chỉnh. Việc khảo sát càng chi tiết sẽ giúp doanh nghiệp phát hiện nguồn thải tác động đến môi trường, khối lượng và các thành phần ô nhiễm chính.

Ví dụ đối với dự án xây dựng KCN, ngoài việc xây dựng cơ sở hạ tầng thì còn giúp kiểm soát tốt chất lượng các thành phần môi trường gồm môi trường không khí (khí thải, tiếng ồn, bụi), môi trường nước (tác động đến nước mặt và nước ngầm), chất thải rắn và chất thải nguy hại.

Hoặc như việc vận hành thử nghiệm hay báo cáo hoàn thành công trình BVMT sau khi hoàn thành hệ thống thì doanh nghiệp phải căn cứ vào nội dung HSMT mà tiến hành triển khai vận hành, lên kế hoạch quan trắc, lập hồ sơ hoàn công,… 

Như vậy, mỗi loại hồ sơ sẽ yêu cầu về hình thức, quy trình thực hiện và đề xuất biện pháp giảm thiểu tác động từ các nguồn ô nhiễm.

Quý Doanh nghiệp cần tư vấn lập HSMT thì hãy liên hệ ngay Dịch vụ tư vấn hồ sơ môi trường của Hợp Nhất qua Hotline 0938.857.768 để được hỗ trợ thông tin chi tiết hơn.

Lưu ý: Các thông tin, chủ đề chúng tôi cung cấp chỉ có giá trị tham khảo. Trong quá trình áp dụng các quy định của pháp luật về tài nguyên và môi trường: quý bạn đọc cần tra cứu - cập nhật hiệu lực pháp luật hiện hành của từng điều luật, văn bản quy phạm pháp luật có liên quan để áp dụng cho đúng!