Dịch vụ làm giấy phép môi trường

Quan trắc môi trường nước ngầm

Khai thác và sử dụng nước ngầm cho các mục đích sinh hoạt và sản xuất công nghiệp không đúng kỹ thuật dễ ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nước và môi trường. Do đó các cơ sở thuộc đối tượng quan trắc môi trường nước ngầm phải tiến hành lấy mẫu và phân tích theo đúng chỉ tiêu nhằm đánh giá thực trạng, chất lượng, xác định nguồn ô nhiễm và tìm cách khắc phục kịp thời.

Vậy làm thế nào để thực hiện báo cáo quan trắc môi trường khi khai thác các nguồn nước ngầm theo đúng quy định?

Quan trắc nước ngầm
Quan trắc nước ngầm

1. Xác định thông số, tần suất quan trắc

1.1. Đối với các thông số

  • Cần xác định các chỉ tiêu như nhiệt độ, pH, DO, EC, TDS, ORP, độ đục, độ muối, độ kiềm, độ cứng, TSS, BOD, COD, chỉ số pecmanganat, NH4+, PO43-, NO2-, NO3-, HCO3-, SO42-, thông số về kim loại (Fe, Mn, Pb, Cu, Zn, Ni, Cd, As, Hg, Se, Al, Cr, Co), CO32-, CN-, Cl-, F-, S2-, tổng N, tổng P.
  • Các chỉ tiêu liên quan đến tổng dầu mỡ, phenol, tổng hoạt động phóng xạ α, β, PAHs, hóa chất bảo vệ thực vật clo/photpho hữu cơ, PCB, tổng dioxin/furan, hợp chất dioxin, chất hoạt động bề mặt, coliform, E.coli.
  • Chủ dự án căn cứ vào mục tiêu, quy chuẩn kỹ thuật và yêu cầu từ cơ quan quản lý mà xác định thông số quan trắc phù hợp.

1.2. Đối với tần suất quan trắc nước ngầm

  • Thực hiện quan trắc tối thiểu 4 lần/năm, 3 tháng/lần.
Quan trắc môi trường nước ngầm

2. Làm gì để quan trắc nước ngầm?

  • Đối với dự án khai thác – sử dụng nước ngầm cần lắp đặt thiết bị và quan trắc lưu lượng, chất lượng, mực nước theo đúng quy định.
  • Với dự án khai thác với lưu lượng từ 3.000 m3/ngày đêm trở lên phải có chiến lược quan trắc nước dưới đất tại nhiều công trình.
  • Đối với khu vực khai thác nước ngầm có lưu lượng dao động từ 3.000 m3/ngày đêm đến dưới 5.000 m3/ngày đêm phải xây dựng ít nhất 1 giếng khoan quan trắc. Nếu dự án khai thác với lưu lượng từ 5.000 m3/ngày đêm đến dưới 10.000 m3/ngày đếm phải xây dựng ít nhất 2 giếng khoan. Và với công trình có lưu lượng khai thác từ 10.000 m3/ngày đêm trở lên thì bố trí ít nhất 3 giếng khoan quan trắc.
  • Khi quan trắc cần quan tâm đến các đặc điểm vị trí, số lượng giếng, yếu tố và chế độ quan trắc, đặc điểm địa chất, điều kiện vệ sinh và hiện trạng khai thác nước dưới.
  • Đối với chế độ quan trắc lưu lượng ít nhất 6 ngày (mùa mưa) và 3 ngày (mùa khô). Chế độ quan trắc lưu lượng thực hiện trong ngày tùy theo lượng nước khai thác.
  • Xây dựng chiến lược quan trắc tài nguyên nước ngầm với khu vực tập trung nhiều công trình, vùng hạ thấp mực nước và khu vực nhạy cảm về ô nhiễm.
Hoạt động quan trắc nước ngầm
Hoạt động quan trắc nước ngầm

3. Trạm quan trắc nước thầm theo Thông tư 47 

3.1. Các thông số giám sát

  • Lưu lượng khai thác.
  • Mực nước trong giếng khai thác.
  • Kiểm tra, giám sát chất lượng nước trong quá trình khai thác.
  • Đối với công trình có quy mô từ 3.000 m3/ngày đêm trở lên thì thực hiện giám sát các thông số và giám sát thông số mực nước trong giếng quan trắc.

3.2. Chế độ giám sát nước ngầm

  • Không quá 1 giờ/lần đối với các thông số yêu cầu giám sát trực tuyến.
  • Không quá 12 giờ/lần với thông số giám sát định kỳ và cập nhật số liệu vào hệ thống trước 20 giờ hàng ngày. Trường hợp liên quan đến thông số chất lượng nước khai thác phải cập nhật số liệu không quá 5 ngày kể từ khi có kết quả quan trắc.

3.3. Chế độ giám sát

  • Chủ dự án cập nhật không quá 12 giờ/lần với thông số về lưu lượng và cập nhật số liệu vào hệ thống giám sát tối thiểu 1 ngày/lần.
  • Đối với chất lượng nước khai thác phải cập nhật số liệu không quá 5 ngày kể từ khi có kết quả phân tích.

Công ty tư vấn hồ sơ môi trường – Hợp Nhất chuyên thực hiện báo cáo quan trắc môi trường định kỳ cho các doanh nghiệp nhằm đánh giá và đề xuất biện pháp quản lý, kiểm soát nguồn nước tốt hơn. Nếu có bất kỳ vấn đề thắc mắc nào về các loại hồ sơ môi trường doanh nghiệp phải có thì hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua Hotline: 0938.857.768 để giải đáp mọi thắc mắc.

Lưu ý: Các thông tin, chủ đề chúng tôi cung cấp chỉ có giá trị tham khảo. Trong quá trình áp dụng các quy định của pháp luật về tài nguyên và môi trường: quý bạn đọc cần tra cứu - cập nhật hiệu lực pháp luật hiện hành của từng điều luật, văn bản quy phạm pháp luật có liên quan để áp dụng cho đúng!