Báo cáo quan trắc môi trường định kỳ là tên gọi mới thay cho tên gọi cũ là Báo cáo giám sát môi trường định kỳ. Đây là một hình thức đánh giá chất lượng ngắn hạn môi trường tại cơ sở và báo cáo định kỳ về cho cơ quan có thẩm quyền. Mục đích của việc lập báo cáo quan trắc môi trường định kỳ là nhằm theo dõi quan trắc số liệu của mỗi doanh nghiệp, đánh giá tác động, sự ảnh hưởng của nguồn ô nhiễm phát sinh.

Báo cáo quan trắc môi trường định kỳ
Báo cáo quan trắc môi trường định kỳ

1. Đối tượng thực hiện báo cáo quan trắc môi trường

Theo Điều 66, Thông tư 02/2022/TT/BTNMT, đối tượng thực hiện báo cáo quan trắc môi trường là chủ dự án, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có phát sinh nước thải, chất thải, khí thải. 

(Đối tượng được miễn đăng ký môi trường theo quy định tại Điều 32 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP thì không phải thực hiện báo cáo công tác bảo vệ môi trường)

Báo cáo quan trắc môi trường là báo cáo định kỳ hằng năm mà doanh nghiệp phải thực hiện để báo cáo đến cơ quan quản lý về tổng thể công tác bảo vệ môi trường tại cơ sở.

Báo cáo quan trắc môi trường sẽ tích hợp các loại báo cáo định kỳ hằng năm của doanh nghiệp, bao gồm:

  • Báo cáo giám sát chất lượng môi trường;
  • Báo cáo kết quả quan trắc chất lượng môi trường;
  • Báo cáo quản lý chất thải nguy hại;
  • Báo cáo quản lý chất thải sinh hoạt & chất thải rắn công nghiệp thông thường. 
Đối tượng thực hiện báo cáo quan trắc môi trường định kỳ
Đối tượng thực hiện báo cáo quan trắc môi trường định kỳ

2. Kỳ báo cáo và thời gian gửi báo cáo

Theo Khoản 2, Điều 66 Thông tư 02/2022/TT-BTNMT:

Theo điểm a, Khoản 2, Điều 119, Luật BVMT 2020, báo cáo công tác bảo vệ môi trường được thực hiện định kỳ 01 năm 01 lần.

Thời gian gửi báo cáo định kỳ: Trước ngày 05/01 của năm tiếp theo.

Kỳ gửi báo cáo quan trắc môi trường định kỳ
Kỳ gửi báo cáo quan trắc môi trường định kỳ

3. Mẫu viết báo cáo

(Điểm a, điểm b điểm c, Khoản 1, Điều 66 Thông tư 02/2022/TT-BTNMT)

a) Nội dung báo cáo công tác bảo vệ môi trường của chủ dự án đầu tư, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thuộc đối tượng phải có giấy phép môi trường theo quy định tại Mẫu số 05A Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư này.

b) Nội dung báo cáo công tác bảo vệ môi trường của chủ dự án đầu tư, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thuộc đối tượng phải đăng ký môi trường theo quy định tại Mẫu sốB Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư này.

c) Nội dung báo cáo công tác bảo vệ môi trường của chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung hoặc cụm công nghiệp theo quy định tại Mẫu số 06 Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư này.

4. Hình thức, phương thức gửi báo cáo

4.1. Hình thức gửi báo cáo

a) Báo cáo bằng văn bản giấy, có chữ ký của người có thẩm quyền, đóng dấu của đơn vị và bản điện tử (file.doc). Các biểu mẫu tổng hợp số liệu kèm theo báo cáo phải được đóng dấu giáp lai. Báo cáo theo hình thức này được gửi theo phương thức quy định tại các điểm c, d, đ, e khoản 2 Điều này;

b) Báo cáo bằng văn bản điện tử theo thể thức định dạng do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định hoặc được số hóa từ văn bản giấy, có chữ ký điện tử của người có thẩm quyền và đóng dấu điện tử của đơn vị. Báo cáo theo hình thức này được gửi theo phương thức quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 Điều này.

4.2. Phương thức gửi báo cáo

Theo Khoản 4, Điều 66 Thông tư 02/2022/TT-BTNMT, báo cáo được gửi đến cơ quan nhận báo cáo bằng một trong các phương thức sau:

Phương thức gửi báo cáo
Phương thức gửi báo cáo

a) Gửi qua trục liên thông văn bản quốc gia;

b) Gửi qua hệ thống thông tin báo cáo của địa phương và Bộ Tài nguyên và Môi trường;

c) Gửi, nhận trực tiếp;

d) Gửi, nhận qua dịch vụ bưu chính;

đ) Gửi, nhận qua Fax;

e) Gửi, nhận qua hệ thống thư điện tử;

g) Phương thức khác theo quy định của pháp luật.

5. Nơi nhận báo cáo quan trắc môi trường (BCQTMT)

Điểm a, điểm b điểm c, Khoản 5, Điều 66 Thông tư 02/2022/TT-BTNMT

  • Cơ quan cấp giấy phép môi trường (đối với đối tượng quy định tại điểm a khoản 1 Điều này);
  • Cơ quan tiếp nhận đăng ký môi trường (đối với đối tượng quy định tại điểm b khoản 1 Điều này);
  • Sở Tài nguyên và Môi trường (nơi dự án đầu tư, cơ sở có hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ);
  • Ủy ban nhân dân cấp huyện; Chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng kỹ thuật khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung hoặc cụm công nghiệp (đối với các cơ sở nằm trong khu kinh tế, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung hoặc cụm công nghiệp).
Cơ quan tiếp nhận hồ sơ
Cơ quan tiếp nhận hồ sơ

6. Quy trình thực hiện báo cáo 

Tại Hợp Nhất, chúng tôi cung cấp gói dịch vụ lập báo cáo quan trắc định kỳ giúp theo dõi các số liệu để doanh nghiệp có các biện pháp xử lý thích hợp. 

Quy trình thực hiện được tiến hành như sau:

Bước 1: Nhận dự án;

Bước 2: Thu thập thông tin, các tài liệu liên quan để thực hiện báo cáo;

Bước 3: Lấy mẫu các thành phần môi trường quy định trong hồ sơ môi trường đã phê duyệt;

Bước 4: Hoàn thành báo cáo công tác bảo vệ môi trường;

Bước 5: Gửi báo cáo cho chủ đầu tư xem và ký đóng dấu;

Bước 7: Nộp báo cáo cho cơ quan tiếp nhận;

Bước 8: Gửi lại báo cáo có xác nhận của cơ quan Nhà nước để chủ đầu tư lưu

Trên đây là những thông tin xoay quanh BCQTMT do Hợp Nhất tổng hợp và thông tin đến Quý khách hàng, nếu Quý khách hàng có bất kỳ thắc mắc nào về làm hồ sơ môi trường hoặc chi phí làm báo cáo QTMT, hãy liên hệ với chúng tôi qua Hotline: 0938.857.768 để được hỗ trợ tư vấn cụ thể!