Dịch vụ làm giấy phép môi trường

Yêu cầu khi lập ĐTM và kế hoạch BVMT

Yêu cầu doanh nghiệp phải lập báo cáo ĐTM hay kế hoạch bảo vệ môi trường không còn quá xa lạ đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng có không ít khách hàng vẫn còn băn khoăn về một số yêu cầu quan trọng của từng loại.

Những chia sẻ hôm nay, Công ty tư vấn hồ sơ môi trường Hợp Nhất sẽ trao đổi và đưa ra những tiêu chí quan trọng, tính chất cũng như cập nhật thêm nhiều quy định mới liên quan đến hai loại hồ sơ trên.

Yêu cầu về hồ sơ môi trường doanh nghiệp

Nhắc đến hồ sơ môi trường doanh nghiệp cần có làm sao bỏ qua được báo cáo ĐTM và kế hoạch bảo vệ môi trường. Thuộc một trong những hồ sơ quan trọng nhất để doanh nghiệp hoạt động một cách thuận lợi, cả hai hồ sơ đều có mức độ, tính chất và vai trò quan trọng.

Nếu như đối tượng lập ĐTM là cơ sở sản xuất, doanh nghiệp quy mô, công suất thì thì kế hoạch BVMT ngược lại. Chính vì thế dù hoạt động ở bất kỳ quy mô nào, doanh nghiệp có phát sinh chất thải, có yếu tố tác động đến môi trường đều phải đăng ký một trong hai.

Khá nhiều chủ dự án thắc mắc không biết cơ sở, dự án của mình phải lập loại hồ sơ này. Đây không phải là vấn đề của riêng ai mà hầu như nhiều doanh nghiệp vẫn đang lo ngại đến điều này.

Việc xác định sai hồ sơ khiến doanh nghiệp mất rất nhiều thời gian và chi phí ảnh hưởng lớn đến quá trình sản xuất và kinh doanh. Xuất phát từ nguyên nhân này, nếu như bạn không am hiểu các kiến thức về môi trường thì hãy liên hệ với các đơn vị tư vấn, công ty môi trường để xác định chính xác cũng như hỗ trợ thực hiện việc hoàn thành hồ sơ, báo cáo trình lên cơ quan chức năng phê duyệt đúng với tiến độ ban đầu.

Yêu cầu khi lập ĐTM và kế hoạch BVMT

Yêu cầu khi lập ĐTM và kế hoạch BVMT

Là hồ sơ, báo cáo bắt buộc mà doanh nghiệp phải thực hiện, chủ dự án cần lưu ý đến các vấn đề:

  • Việc đánh giá tác động môi trường sẽ thực hiện đồng thời với báo cáo nghiên cứu khả thi theo đúng quy định về xây dựng hoặc trước khi quyết định đầu tư dự án.
  • Cả báo cáo ĐTM và đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường chỉ thực một lần duy nhất. Chỉ lập lại khi chủ dự án thay đổi địa điểm, tăng quy mô, công suất, thay đổi công nghệ hoặc dự án ngưng hoạt động trong vòng 24 tháng.
  • Chi phí lập, thẩm định, phê duyệt và xác nhận do chủ dự án chịu trách nhiệm.

Quy định mới về lập ĐTM của doanh nghiệp

Yêu cầu về thời gian lập

Tính chất của ĐTM và kế hoạch BVMT phải hoàn thiện trước khi đưa dự án vào hoạt động chính thức vì nó liên quan đến rất nhiều vấn đề như xác định nguồn thải, hiện trạng môi trường, đề xuất biện pháp xử lý chất thải trước, trong và sau khi dự án vận hành.

Với những dự án khai thác khoáng sản thì chủ dự án đánh giá môi trường trước khi trình cơ quan thẩm định cấp, điều chỉnh giấy phép khai thác. Với dự án thăm dò, khai thác dầu khí thì báo cáo ĐTM được trình trước khi cơ quan phê duyệt kế hoạch thăm dò, kế hoạch phát triển mỏ. Còn với dự án đầu tư xây dựng phải trình trước khi cơ quan thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi, báo cáo kinh tế – kỹ thuật hay thiết kế bản vẽ chi tiết.

Các thủ tục – hồ sơ khác

Theo Thông tư 25/2019/TT-BTNMT thì dự án lập ĐTM sẽ thực hiện đồng thời với giấy phép môi trường đảm bảo phù hợp với quy định của pháp luật. Đối với giai đoạn chuẩn bị dự án phải tổ chức thẩm định phê duyệt báo cáo ĐTM, lập thẩm định hồ sơ cấp giấy phép môi trường.

Đối với giai đoạn thực hiện dự án phải lập, thẩm định thiết kế công trình BVMT, kế hoạch quản lý, quan trắc môi trường, nghiệm thu bàn giao công trình và vận hành thử nghiệm hệ thống. Còn giai đoạn kết thúc xây dựng gồm vận hành công trình xử lý chất thải và quan trắc môi trường định kỳ hoặc tự động, liên tục.

Hy vọng với những thông tin trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về báo cáo ĐTM và kế hoạch BVMT cho doanh nghiệp của mình. Để tiết kiệm thời gian và chi phí, bạn hãy liên hệ ngay với Công ty tư vấnhồ sơ môi trường Hợp Nhất qua Hotline 0938.857.768 để chúng tôi hỗ trợ và tư vấn những yêu cầu, thắc mắc của khách hàng đầy đủ hơn.

Lưu ý: Các thông tin, chủ đề chúng tôi cung cấp chỉ có giá trị tham khảo. Trong quá trình áp dụng các quy định của pháp luật về tài nguyên và môi trường: quý bạn đọc cần tra cứu - cập nhật hiệu lực pháp luật hiện hành của từng điều luật, văn bản quy phạm pháp luật có liên quan để áp dụng cho đúng!