HẠN CUỐI ĐỂ HOÀN THÀNH GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG

LIÊN HỆ NGAY ĐỂ NHẬN GIÁ TỐT

Quy định về lập báo cáo giám sát môi trường định kỳ

Lập báo cáo giám sát môi trường định kỳ (báo cáo quan trắc môi trường) là loại giấy tờ mà bất kỳ cơ sở sản xuất, doanh nghiệp nào muốn đi vào hoạt động chính thức đều phải thực hiện.

Báo cáo này không chỉ là hồ sơ môi trường bắt buộc mà còn là công cụ hỗ trợ đắc lực giúp cơ quan môi trường quản lý hiệu quả những biến động về môi trường; đồng thời giúp doanh nghiệp dễ dàng theo dõi, đề xuất phương án, biện pháp ngăn chặn hiệu quả những tác động xấu trong quá trình sản xuất ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng đời sống. Tuy nhiên không phải đơn vị nào cũng có thể thành lập thủ tục, hồ sơ đăng ký thành công theo quy định của Pháp luật.

Quy định về lập báo cáo quan trắc môi trường
(Hình: Quy định về lập báo cáo giám sát môi trường định kỳ)

Quy định về lập báo cáo giám sát môi trường định kỳ

Căn cứ theo Thông tư 43 cũng như hỗ trợ doanh nghiệp, chủ cơ sở nắm rõ hơn về quy định khi lập báo cáo giám sát môi trường định kỳ, Hợp Nhất xin giới thiệu đến Quý khách hàng một số quy định cụ thể như sau:

  • Đối tượng lập báo cáo giám sát môi trường: áp dụng với tất cả cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, nhà máy,… thuộc đối tượng phải lập một trong 3 loại hồ sơ môi trường như Báo cáo đánh giá tác động môi trường, Kế hoạch bảo vệ môi trường hoặc Đề án bảo vệ môi trường đều bắt buộc phải lập báo cáo giám sát môi trường định kỳ.
  • Tần suất lập báo cáo thường 3 tháng/lần hoặc 1 năm/lần.
  • Thời hạn nộp báo cáo: Cơ quan có thẩm quyền tiến hành quan trắc, phê duyệt báo cáo giám sát môi trường định kỳ chậm nhất 30 ngày kể từ ngày kết thúc đợt quan trắc (theo Điểm b Khoản 3 Điều 23 Thông tư 43).
  • Mẫu báo cáo giám sát môi trường định kỳ mới nhất

Dưới đây là mẫu báo cáo giám sát môi trường mà công ty môi trường Hợp Nhất đã soạn sẵn và gởi đến Quý khách hàng có thể tham khảo qua:

MẪU BÁO CÁO GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG ĐỊNH KỲ

06 tháng đầu năm (cuối năm)…..

Thông tin chung

  •  Tên đơn vị:………………………………………………………………………………………………………
  • Địa chỉ: (địa chỉ vị trí xưởng sản xuất)………………………………………………………………….
  • Điện thoại:………………………………………………………………………………………………………..
  • Giám đốc:…………………………………………………………………………………………………………
  • Tên nhân viên phụ trách môi trường:…………………………………………………………………..
  • Điện thoại: (ghi số điện thoại cố định và số di động liên hệ trực tiếp với nhân viên phụ trách môi trường trong trường hợp cần thiết).
  • Ngành nghề: (nêu ngành nghề sản xuất chính).

Nguyên liệu sản xuất:

STT Nguyên liệu Số lượng (kg/tháng)
1    
2    
   

Hóa chất:

STT Hóa chất Số lượng (kg/tháng)
1    
2    
   

Nhiên liệu:

(Thống kê loại nhiên liệu sử dụng trong sản xuất (điện, than, củi, dầu…), nêu rõ số lượng sử dụng trong một tháng)

STT Nhiên liệu Số lượng (kg/tháng)
1    
2    
   
  • Công suất thiết kế: (sản phẩm/tháng)
  • Sản lượng sản xuất trung bình/tháng trong kỳ báo cáo 06 tháng:
  • Nhu cầu sử dụng nước: (gồm nước máy (tính theo hóa đơn); nước ngầm, nước mặt (tính theo đồng hồ đo lưu lượng nước khai thác).
  • Lưu lượng xả thải: (dựa vào đồng hồ lưu lượng xả thải hoặc doanh nghiệp tự lập sổ theo dõi định kỳ (ngày/tháng..).
  • Biện pháp xử lý nước thải: (ghi rõ công nghệ xử lý, công suất đầu tư trạm xử lý nước thải).
  • Nguồn phát sinh khí thải và biện pháp xử lý: (ghi rõ cửa xả thải ra môi trường).
  • Thu gom, xử lý chất thải rắn thông thường: (Nguồn phát sinh, số lượng phát sinh và biện pháp xử lý).
  • Quản lý chất thải nguy hại: (Nguồn phát sinh, số lượng phát sinh và biện pháp quản lý, xử lý).

KẾT QUẢ PHÂN TÍCH

Tên và địa chỉ liên hệ của cơ quan, đơn vị thực hiện việc đo đạc, lấy mẫu phân tích về môi trường: (Cung cấp thêm thông tin đã được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường theo quy định).

Nước thải

  1. Vị trí lấy mẫu nước thải: (Là điểm xả thải cuối cùng trước khi thải ra môi trường bên ngoài hoặc điểm xả thải sau khi hệ thống xử lý nước thải)
  2. Thời điểm lấy mẫu: (ngày, giờ lấy mẫu)
  3. Số lượng mẫu: (Để đảm bảo tính chính xác và đại diện, nên lấy mẫu theo phương pháp tổ hợp, lấy 03 thời điểm khác nhau trong 01 ca sản xuất).
  4. Kết quả: (Trình bày dạng bảng biểu, so sánh và đánh giá với Quy chuẩn Việt nam tương ứng).

Khí thải

  1. Vị trí ống khói xả thải: (bổ sung sơ đồ nhà máy, chấm điểm lấy mẫu ống khói);
  2. Thời điểm lấy mẫu: (ngày, giờ lấy mẫu)
  3. Kết quả: (Trình bày dạng bảng biểu, so sánh và đánh giá với Quy chuẩn Việt Nam tương ứng).

KIẾN NGHỊ VÀ CAM KẾT

  1. Kiến nghị: (nếu các khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện)
  2. Cam kết:
  • Chủ cơ sở cam kết thường xuyên vận hành các công trình xử lý đảm bảo đạt theo tiêu chuẩn, quy chuẩn hiện hành.
  • Chủ cơ sở cam kết số liệu báo cáo trên đây là đầy đủ và chính xác. Quá trình tự quan trắc giám sát của doanh nghiệp thực hiện theo đúng các quy định của Nhà nước về chế độ tự quan trắc, giám sát.

Trường hợp kết quả không đạt yêu cầu, cam kết thời gian và biện pháp khắc phục.

………….., ngày ……..tháng ……..năm……..

Người có thẩm quyền ký

(Ký, ghi họ tên, chức danh, đóng dấu)

Phụ lục kèm theo:

  • Phiếu kết quả phân tích môi trường (Bản chính hoặc sao công chứng);
  • Hợp đồng thu gom xử lý chất thải rắn thông thường, chất thải nguy hại (Bản chính hoặc sao công chứng);
  • Sơ đồ vị trí lấy mẫu nước thải, khí thải;
  • Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường của đơn vị tư ký hợp đồng lấy mẫu phân tích (Bản sao công chứng).
Công ty môi trường Hợp Nhất
(Hình: Công ty môi trường Hợp Nhất)

Ngoài thế mạnh các loại hồ sơ môi trường, Hợp Nhất còn là công ty xử lý nước thải chuyên tư vấn, thiết kế và xây dựng hệ thống xử lý nước thải đạt chuẩn luôn đảm bảo các thành phần ô nhiễm được xử lý triệt để theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Lưu ý: Các thông tin, chủ đề chúng tôi cung cấp chỉ có giá trị tham khảo. Trong quá trình áp dụng các quy định của pháp luật về tài nguyên và môi trường: quý bạn đọc cần tra cứu - cập nhật hiệu lực pháp luật hiện hành của từng điều luật, văn bản quy phạm pháp luật có liên quan để áp dụng cho đúng!