Dịch vụ làm giấy phép môi trường

Phương án BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG làng nghề

Làng nghề hoạt động thường có tác động đáng kể đến môi trường. Điều này thường ảnh hưởng rất lớn đến nhiều lĩnh vực, vì vậy các quy định của Nhà nước đã đưa ra các phương án BVMT làng nghề thích hợp.

Bảo vệ môi trường làng nghề

Cơ sở, hộ gia đình sản xuất làng nghề cần thực hiện đầy đủ, chính xác việc đánh giá tác động môi trường, cấp giấy phép môi trường hoặc đăng ký môi trường. Theo đó, các cơ sở hoạt động trong làng nghề cần đáp ứng các yêu cầu dưới đây:

  • Phải tiến hành thiết kế hệ thống thu gom, thoát nước mưa, nước thải theo quy định, đảm bảo phù hợp cơ sở hạ tầng BVMT làng nghề.
  • Phải có công trình, thiết bị xử lý nước thải tại chỗ đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường nếu làng nghề chưa có HTXLNT tập trung.
  • Phải có công trình, thiết bị xử lý khí thải tại chỗ đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường theo quy định của pháp luật.
  • Phải thực hiện đầy đủ giải pháp kỹ thuật giảm thiểu tiếng ồn, độ rung, ánh sáng, bụi, bức xạ đảm bảo không gây ô nhiễm.
  • Phải có biện pháp, công trình thu gom, lưu giữ CTR theo quy định.

Tiêu chí lập hồ sơ môi trường cho làng nghề

Các cơ sở, hộ gia đình kinh doanh nếu thuộc các trường thuộc danh mục của Phụ lục II của Nghị định 08/2022/NĐ-CP thì thực hiện theo các nội dung dưới đây:

Xác định loại hồ sơ cần thực hiện

+ Đối với lập ĐTM thì đối chiếu theo Điều 30 của Luật BVMT 2020

+ Đối với Giấy phép môi trường thì căn cứ theo Điều 39 của Luật BVMT 2020

+ Đối với đăng ký môi trường thì xác định theo Điều 49 của Luật BVMT 2020

Các loại hồ sơ trên thường liên quan đến việc xác định và phân loại theo từng Nhóm dự án đầu tư riêng biệt.

Phân loại thành các nhóm dự án 

+ Nhóm I (dự án có tác động xấu đến môi trường mức độ cao theo khoản 3 Điều 28 của Luật môi trường).

+ Nhóm II (dự án có nguy cơ tác động xấu đến môi trường theo khoản 4 Điều 28 của Luật môi trường).

+ Nhóm III (dự án đầu tư ít có nguy cơ tác động xấu đến môi trường theo khoản 5 Điều 28 của Luật môi trường).

Phương án BVMT làng nghề

Các yếu tố nhạy cảm với môi trường

+ Khu dân cư tập trung.

+ Nguồn nước dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt.

+ Khu bảo tồn thiên nhiên theo quy định về đa dạng sinh học, thủy sản.

+ Các loại rừng theo quy định của pháp luật về lâm nghiệp.

+ Di sản văn hóa vật thể, di sản thiên nhiên khác.

+ Đất trồng lúa từ 2 vụ trở lên.

+ Khu vực đất ngập nước quan trọng.

+ Yêu cầu di dân, tái định cư và yếu tố nhạy cảm khác.

Các tiêu chí phân loại dự án đầu tư

+ Quy mô dự án (nhóm A, B, C), diện tích đất sử dụng, đất có mặt nước (lớn, trung bình, nhỏ); khu vực biển, khai thác tài nguyên thiên nhiên,…

+ Công suất dự án thuộc loại hình có nguy cơ gây ô nhiễm quy định tại Phụ lục II của Nghị định 08/2022/NĐ-CP được xác định trong hồ sơ đề xuất dự án đầu tư, báo cáo nghiên cứu khả thi, báo cáo kinh tế – kỹ thuật hoặc tài liệu tương đương thành 3 loại lớn, trung bình và nhỏ.

+ Loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ như danh mục dự án có nguy cơ gây ô nhiễm/không gây ô nhiễm.

Thực hiện nội dung phương án BVMT làng nghề

  • Phải xác định loại hình, quy mô sản xuất
  • Xác định tình trạng phát sinh khí thải, nước thải, CTR sinh hoạt/công nghiệp, CTNH.
  • Có kế hoạch xây dựng, vận hành công trình BVMT xử lý khí thải, nước thải, khu vực tập kết CTR, khu xử lý chất thải rắn, công trình, biện pháp BVMT khác.
  • Xây dựng chương trình quan trắc, giám sát chất thải.
  • Phương án BVMT, kinh phí thực hiện phương án BVMT làng nghề.
  • Chuyển đổi ngành nghề sản xuất thuộc lĩnh vực, ngành nghề không khuyến khích phát triển tại địa phương, di dời cơ sở, hộ gia đình theo quy định.

Trên đây là một số yêu cầu đối với việc triển khai các thủ tục hồ sơ môi trường, phương án xử lý chất thải đối với các cơ sở, hộ gia đình đang hoạt động trong làng nghề. Căn cứ theo quy định này thì bạn cần thực hiện đầy đủ theo quy định của pháp luật. Cần hỗ trợ dịch vụ tư vấn môi trường thì hãy liên hệ ngay với Công ty môi trường Hợp Nhất qua Hotline 0938.857.768.

Lưu ý: Các thông tin, chủ đề chúng tôi cung cấp chỉ có giá trị tham khảo. Trong quá trình áp dụng các quy định của pháp luật về tài nguyên và môi trường: quý bạn đọc cần tra cứu - cập nhật hiệu lực pháp luật hiện hành của từng điều luật, văn bản quy phạm pháp luật có liên quan để áp dụng cho đúng!