khuyến mãi tháng 5-6

Lập kế hoạch bảo vệ môi trường chăn nuôi

Hiện nay, ngành chăn nuôi lại trở thành con dao hai lưỡi khi vừa tạo ra nhiều tín hiệu tích cực nhưng chính nó lại gây ra nhiều tác hại xấu đối với môi trường. Lập kế hoạch bảo vệ môi trường chăn nuôi hiện nay đang gặp nhiều thách thức khi mà hình thức tự phát theo hộ gia đình hoặc các cơ sở có quy mô nhỏ chưa thực sự tuân thủ đầy đủ các quy định bảo vệ môi trường.

Sự cần thiết phải lập kế hoạch bảo vệ môi trường chăn nuôi

Đứng trước những nguy hại ấy, luật bảo vệ môi trường ngày càng có những quy định chặt chẽ trong cơ cấu tổ chức và đặc biệt là hoạt động bảo vệ môi trường trong ngành chăn nuôi. Trong đó, chăn nuôi gia súc gia cầm gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng nhất.

Lập kế hoạch bảo vệ môi trường
(Hình: Hướng dẫn lập KHBVMT chăn nuôi)

Theo đó, mỗi cơ sở doanh nghiệp chăn nuôi muốn đi vào hoạt động trước hết phải lập các loại hồ sơ môi trường nhằm đánh giá, phân tích, và đề xuất phương án, biện pháp khắc phục kịp thời tác nhân ô nhiễm môi trường. Đây là căn cứ pháp lý rõ ràng để cơ quan chức năng nắm rõ được tình hình kinh doanh, các hoạt động nhằm theo dõi kịp thời tình trạng khắc phục ô nhiễm tại các địa điểm này.

kế hoạch bảo vệ môi trường chăn nuôi thuộc 1 trong những loại hồ sơ môi trường quan trọng và không thể thiếu đối với cơ sở chăn nuôi trước khi đi vào hoạt động phải hoàn tất các thủ tục hồ sơ liên quan.

Vì sao phải hướng dẫn lập kế hoạch bảo vệ môi trường ngành chăn nuôi?

Các điều kiện để lập kế hoạch

  • Kế hoạch BVMT giúp doanh nghiệp thực hiện song song các chính sách phát triển kinh tế – xã hội với công tác bảo vệ môi trường
  • Kế hoạch BVMT là công cụ đánh giá, dự báo các tác động của dự án đến môi trường nhằm đề xuất các biện pháp, phương án giảm thiểu, hạn chế các tác động xấu đến môi trường
  • Kế hoạch bảo vệ môi trường là quá trình hợp thức hóa các hoạt động của ngành chăn nuôi

Các loại hồ sơ đối với ngành chăn nuôi

Ngành chăn nuôi là loại hình kinh doanh phát sinh nhiều chất thải nguy hại, diễn biến phức tạp và có thể gây ô nhiễm môi tường nặng nề nếu không có biện pháp xử lý kịp thời. Ngoài việc xây dựng hệ thống xử lý nước thải kiêng cố thì chủ doanh nghiệp cũng nên quan tâm đến việc lập hồ sơ môi trường nhằm hạn chế gây ô nhiễm môi trường xung quanh. Dưới đây là một số loại hồ sơ mà bất kỳ cơ sở chăn nuôi nào cũng bắt buộc phải thực hiện gồm:

  • Cam kết bảo vệ môi trường
  • Kế hoạch bảo vệ môi trường ngành chăn nuôi
  • Báo cáo giám sát môi trường
  • Sổ chủ nguồn chất thải nguy hại
  • Giấy phép khai thác nước mặt
  • Giấy phép xả thải
  • Giấy phép khai thác nước ngầm
(Hình: Thủ tục pháp lý làm hồ sơ môi trường)

Căn cứ pháp lý về kế hoạch bảo vệ môi trường ngành chăn nuôi

  • Căn cứ luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 ban hành ngày 23/06/2014
  • Căn cứ Thông tư 27/2015/TT-BTNMT ngày 29/05/2015 hướng dẫn về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và lập kế hoạch bảo vệ môi trường
  • Căn cứ Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ban hành ngày 14/02/2015 quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường
  • Căn cứ Nghị định 40/2019/NĐ-CP ban hành ngày 13/05/2019 có sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành luật bảo vệ môi trường

Quy trình thực hiện lập kế hoạch bảo vệ môi trường ngành chăn nuôi

  • Bước 1: Khảo sát, thu thập và đánh giá hiện trạng môi trường xung quanh có liên quan đến điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội, thời tiết, khí hậu,… có liên quan đến ngành chăn nuôi
  • Bước 2: Xác định các nguồn gây ô nhiễm như khí thải, nước thải, chất thải rắn, tiếng ồn có phát sinh trong quá trình hoạt động của ngành chăn nuôi
  • Bước 3: Tiến hành đánh giá mức độ tác động của các nguồn gây ô nhiễm đến các yếu tố tài nguyên và môi trường
  • Bước 4: Liệt kê và đánh giá các giải pháp tổng thể về các công trình bảo vệ môi trường được thực hiện
  • Bước 5: Đề xuất biện pháp giảm thiếu, hạn chế và dự phòng sự cố môi trường
  • Bước 6: Đề xuất phương án xử lý nước thải, khí thải, cùng phương pháp thu gom và xử lý chất thải rắn từ hoạt động của ngành chăn nuôi
  • Bước 7: Xây dựng hoàn chỉnh các chương trình giám sát môi trường
  • Bước 8: Soạn thảo hồ sơ, thủ tục, công văn đề nghị phê duyệt kế hoạch bảo vệ môi trường
  • Bước 9: Chờ và nhận quyết định phê duyệt kế hoạch BVMT

Cơ quan tiếp nhận kế hoạch bảo vệ môi trường ngành chăn nuôi

  • UBND cấp huyện là nơi nộp hồ sơ và nhận kết quả trực tiếp tại bộ phận tiếp nhận
  • UBND cấp huyện có trách nhiệm thẩm quyền quyết định
  • Phòng Tài nguyên và Môi trường là nơi thực hiện các thủ tục hành chính
Công ty xử lý môi trường
(Hình: Công ty xử lý môi trường Hợp Nhất)

Công ty môi trường Hợp Nhất chuyên lập hồ sơ môi trường, trong đó có tư vấn miễn phí lập kế hoạch bảo vệ môi trường. Với hơn 6 năm kinh nghiệm, chúng tôi có đội ngũ nhân viên dày dạn kinh nghiệm và chuyên môn cao chắc chắn sẽ mang đến khách hàng một dịch vụ tư vấn môi trường uy tín và giá cả hợp lý nhất hiện nay.