Dịch vụ làm giấy phép môi trường

Giấy phép xả khí thải công nghiệp

Giấy phép xả khí thải công nghiệp là một loại hồ sơ môi trường có vai trò ràng buộc trách nhiệm của chủ nguồn thải phải đăng ký với cơ quan Nhà nước giấy phép xả khí thải trong quá trình hoạt động có phát sinh lưu lượng khí thải vượt quá mức cho phép.

Giấy phép xả khí thải công nghiệp theo quy định mới

1. Vì sao phải có giấy phép xả khí thải công nghiệp?

Mỗi năm trên thế giới có khoảng 7 triệu người chết do ô nhiễm không khí, riêng khu vực Châu Á – Thái Bình Dương chiếm 4 triệu người. Khoảng 92% người trên thế giới không được hít thở không khí sạch ảnh hưởng to lớn vào quá trình tăng trưởng nền kinh tế cũng như làm suy giảm sức khỏe con người đến mức báo động.

Không chỉ vậy, ô nhiễm không khí khiến 26% chất lượng cây trồng trên mặt đất suy giảm cả về chất lượng và số lượng đối với ngành nông nghiệp. Mức độ ô nhiễm không khí ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người với 1/3 ca tử vong do đột quỵ, ung thư phổi và các bệnh về tim mạch. Các phân tử có kích thước vô cùng nhỏ xâm nhập vào hệ thống hô hấp và hệ thống miễn dịch của cơ thể, là yếu tố hình thành nên một số bệnh nguy hiểm như hen suyễn, phì đại tâm thất, Parkinson, Alzheimer, bệnh võng mạc, tim, ung thư phổi.

Ô nhiễm môi trường không khí
Ô nhiễm môi trường không khí

2. Giấy phép xả khí thải công nghiệp là gì?

Nghị định 38/2015/NĐ-CP của Chính phủ quy định cụ thể về Quản lý khí thải công nghiệp yêu cầu bắt buộc cơ sở sản xuất có phát sinh lượng khí thải lớn ra môi trường phải tiến hành đăng ký chủ nguồn khí thải công nghiệp và chủ nguồn thải sẽ được cấp giấy phép xả khí thải công nghiệp.

Giấy phép này giúp chủ doanh nghiệp chủ động hơn trong việc phòng ngừa và ứng phó với các sự cố môi trường. Dễ dàng kiểm kê, xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin bằng thông số chuẩn xác cũng như quan trắc môi trường thường xuyên.

3. Đối tượng phải lập giấy phép xả khí thải công nghiệp

Chủ dự án, chủ cơ sở thuộc danh mục nguồn khí thải lưu lượng lớn có quy định theo Phụ lục theo Nghị định 38/2015/NĐ-CP phải thực hiện đăng ký sổ chủ nguồn thải khí thải công nghiệp, trừ 2 trường hợp dưới đây:

  • Chủ nguồn thải đứng ra xử lý chất thải thuộc đối tượng được cấp giấy phép xử lý chất thải nguy hại.
  • Đối tượng được xác nhận bảo đảm yêu cầu bảo vệ môi trường đối với cơ sở xử lý chất thải rắn sinh hoạt hoặc chất thải rắn thông thường.

Việc đăng ký chủ nguồn thải khí thải công nghiệp chỉ được tiến hành khi cơ sở sản xuất vận hành chính thức hoặc cơ sở có kế hoạch thay đổi nguồn khí thải công nghiệp như tăng khối lượng, số lượng khí thải phát sinh.

4. Nơi cấp giấy phép và thời hạn

Bộ Tài nguyên và Môi trường tiếp nhận hồ sơ đăng ký chủ nguồn thải khí thải công nghiệp.

Thời hạn của hồ sơ môi trường này là 5 năm, trường hợp có sự thay đổi về nguồn thải thì chủ dự án phải lập hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép xả khí thải công nghiệp.

4.1. Vì sao phải quan trắc khí thải công nghiệp tự động liên tục

Chủ nguồn thải khí thải công nghiệp thuộc danh mục các nguồn khí thải lưu lượng lớn quy định tại Phụ lục của Nghị định này phải quan trắc khí thải tự động, truyền số liệu trực tiếp cho Sở Tài nguyên và Môi trường.

Sở Tài nguyên và Môi trường địa phương có trách nhiệm truyền số liệu quan trắc lượng khí thải tự động liên tục về Bộ Tài nguyên và Môi trường.

4.2. Trách nhiệm của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường

Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định trình tự, thủ tục hồ sơ đăng ký, kiểm kê khí thải công nghiệp, cấp Giấy phép xả khí thải công nghiệp; xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin chuẩn xác về khí thải công nghiệp; yêu cầu kỹ thuật, chuẩn kết nối dữ liệu quan trắc khí thải công nghiệp tự động, liên tục.

5. Giấy phép xả khí thải công nghiệp theo luật mới nhất

Kể từ ngày 01.01.2022, loại giấy phép này cùng với 6 loại giấy phép môi trường thành phần khác đã được tích hợp vào trong giấy phép môi trường. Luật BVMT 2020 có nhiều điểm mới, trong đó đáng chú ý là giấy phép môi trường là hồ sơ thay thế cho 7 loại giấy phép “con” trước đó như:

1. Giấy phép xả khí thải công nghiệp;

2. Giấy phép xử lý chất thải nguy hại;

3. Sổ đăng ký chủ nguồn chất thải nguy hại;

4. Giấy xác nhận đủ điều kiện bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất;

5. Giấy phép xả nước thải vào công trình thủy lợi;

6. Giấy phép xả nước thải vào nguồn nước;

7. Giấy xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường. 

Giấy phép xả khí thải công nghiệp theo Luật BVMT 2023
Giấy phép xả khí thải công nghiệp theo Luật BVMT 2023

Dịch vụ tư vấn môi trường ở Hợp Nhất hoạt động trong hơn 10 năm qua tự hào là đơn vị tiên phong trong tư vấn lập hồ sơ môi trường với chi phí cạnh tranh, chất lượng dịch vụ được đảm bảo tối ưu. Ngoài giấy phép môi trường, chúng tôi còn mạnh về lập báo cáo giám sát môi trường,,báo cáo đánh giá tác động môi trường,… cùng một số hồ sơ quan trọng khác.

Quý Doanh nghiệp có nhu cầu tư vấn và làm các loại hồ sơ môi trường , xin vui lòng liên về Hotline: 0938.857.768 để được Hợp Nhất hỗ trợ tư vấn cụ thể hơn!

6. Tài liệu tham khảo

Trong bài viết này, chúng tôi có tham khảo các nguồn sau:

1. Luật BVMT 2020;

2. Tài liệu Bộ phận Kinh doanh – Công ty Môi Trường Hợp Nhất;

3. Tổng hợp Internet.

Lưu ý: Các thông tin, chủ đề chúng tôi cung cấp chỉ có giá trị tham khảo. Trong quá trình áp dụng các quy định của pháp luật về tài nguyên và môi trường: quý bạn đọc cần tra cứu - cập nhật hiệu lực pháp luật hiện hành của từng điều luật, văn bản quy phạm pháp luật có liên quan để áp dụng cho đúng!