Dịch vụ làm giấy phép môi trường

Dịch vụ đăng ký sổ chủ nguồn thải

Theo thông tư 36/2015/TT-BTNMT, đăng ký sổ chủ nguồn thải CTNH là hồ sơ môi trường cần thiết của các cá nhân, cơ sở, đơn vị trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của mình có phát sinh chất thải nguy hại. Sở tài nguyên và môi trường sẽ dựa vào sổ CTNH để kiểm soát lượng chất thải nguy hại phát sinh của từng đơn vị, từ đó đưa ra các biện pháp quản lý cũng như đưa ra giải pháp cho các cơ sở xử lý đảm bảo không gây ô nhiễm ra môi trường. Một số loại chất thải nguy hại như dầu nhớt, bóng đèn, mực in, ắc quy,…

1. Đối tượng phải đăng ký sổ chủ nguồn thải CTNH

Dựa theo luật bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 ngày 23/06/2014

Dựa theo nghị định 38/2015/ NĐ–CP ngày 24/04/2015 của chính phủ quy định về chất thải và phế liệu

Dựa theo điều 12 thông tư 36/2015/ TT – BTNMT ngày 30/06/2015 của Bộ TN-MT quy định:

  • Đơn vị sản xuất, kinh doanh có phát sinh khối lượng chất thải nguy hại định kỳ hằng năm từ 600 kg trở lên hay thường xuyên đối với các chất thải có thành phần nguy hại.
  • Đơn vị sản xuất, kinh doanh có phát sinh khối lượng chất thải nguy hại từ 120 kg/năm trở lên đối với các chất thải có thành phần nguy hại đặc biệt theo QCVN 07:2009/BTNMT hoặc chất POP theo công ước Stockhom.
Đăng ký sổ chủ nguồn thải
(Hình: Đăng ký sổ chủ nguồn thải)

2. Hồ sơ cần thiết để đăng ký sổ chủ nguồn thải CTNH

  • Giấy phép ĐKKD hoặc giấy phép đầu tư.
  • Quyết định phê duyệt ĐTM hoặc Đề án bảo vệ môi trường chi tiết hoặc giấy xác nhận cam kết bảo vệ môi trường hoặc đề án bảo vệ môi trường đơn giản
  • ĐTM hoặc cam kết bảo vệ môi trường hoặc đề án bảo vệ môi trường chi tiết (đơn giản)

3. Quy trình đăng ký sổ chủ nguồn thải nguy hại

  • B1: Khảo sát hiện trạng tại đơn vị -> Xác định thành phần, khối lượng nguyên liệu sản xuất.
  • B2: Xác định nguồn phát sinh CTNH và tổng khối lượng CTNH có thể phát sinh trong suốt quá trình hoạt động sản xuất.
  • B3: Phân loại chất thải nguy hại và dựa vào danh mục quy định xác định mã cho từng loại CTNH.
  • B4: Đưa ra một số biện pháp giảm thiểu cũng như phòng chống CTNH, các biện pháp đề phòng rủi ro trong trường hợp có sự cố do CTNH gây ra.
  • B5: Lập và hoàn tất hồ sơ đăng ký sổ chủ nguồn thải cho đơn vị.
  • B6: Nộp lên cho sở Tài nguyên và môi trường xem xét, phê duyệt.
  • B7: Chỉnh sửa, bổ sung, hoàn thiện theo kiến nghị từ sở TNMT (nếu có) -> trình nộp lại và nhận sổ đăng ký CTNH của đơn vị.

Dịch vụ công ty tư vấn môi trường Hợp Nhất

Công ty tư vấn hồ sơ môi trường Hợp Nhất)
(Hình: Công ty môi trường Hợp Nhất)
  • Quý doanh nghiệp đang loay hoay về các thủ tục liên quan tới sổ chủ nguồn thải hoặc đang cần tìm kiếm cho mình một đơn vị uy tín về làm hồ sơ môi trường hãy liên hệ ngay cho Môi trường Hợp Nhất.
  • Chúng tôi sẵn sàng tư vấn miễn phí và giải đáp các thắc mắc của Quý khách hàng trước khi Quý khách hàng quyết định có sử dụng dịch vụ của chúng tôi hay không.

Thông tin liên hệ:

CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG VÀ CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG HỢP NHẤT

  • Địa chỉ: Khu C4, chung cư Khang Gia, đường số 45, P.14, Q. Gò Vấp, TP. HCM
  • Chi nhánh Bình Định: Đường số 2, KCN Long Mỹ, Thành phố Quy Nhơn, Tỉnh Bình Định
  • Chi nhánh Nha Trang: 16 Bế Văn Đàn, Phường Phước Long, Thành phố Nha Trang, Tỉnh Khánh Hòa
  • Điện thoại: 028.3831.5423 – Hotline: Ms. Thúy 0938.857.768
  • Email: phuongthuy@moitruonghopnhat.com
  • Website: https://moitruonghopnhat.com

Lưu ý: Các thông tin, chủ đề chúng tôi cung cấp chỉ có giá trị tham khảo. Trong quá trình áp dụng các quy định của pháp luật về tài nguyên và môi trường: quý bạn đọc cần tra cứu - cập nhật hiệu lực pháp luật hiện hành của từng điều luật, văn bản quy phạm pháp luật có liên quan để áp dụng cho đúng!