Dịch vụ làm giấy phép môi trường

Báo cáo quan trắc môi trường bệnh viện

Với hệ thống mạng lưới cơ sở y tế, bệnh viện, phòng khám và chữa bệnh hiện nay chứng tỏ nhu cầu của con người không ngừng nâng lên. Bởi thế mà công tác báo cáo quan trắc môi trường bệnh viện, quan trắc môi trường y tế vừa giúp cho môi trường được đảm bảo vừa giúp bệnh viện thực hiện đầy đủ nhiệm vụ bảo vệ môi trường phù hợp với quy định của nhà nước.

Báo cáo quan trắc môi trường bệnh viện
Báo cáo quan trắc môi trường bệnh viện

1. Báo cáo quan trắc môi trường bệnh viện là gì?

Căn cứ theo Thông tư 31/2013/TT-BYT, quan trắc môi trường cho bệnh viện là quá trình theo dõi các diễn biến về số lượng, thành phần, số lượng của chất thải rắn y tế, khí thải lò đốt chất thải rắn y tế, nước thải y tế tại bệnh viện và quan trắc môi trường không khí hoặc hoạt động quan trắc môi trường không khí bên ngoài các khoa, phòng nhưng vẫn nằm trong khuôn viên bệnh viện.

1.1. Quan trắc môi trường y tế gồm 2 nội dung cơ bản dưới đây:

  • Quan trắc tại hiện trường gồm các hoạt động thu thập thông tin, lấy mẫu, đo những thông số cần thiết ngay tại vị trí lấy mẫu. Đây là khâu thực hiện quan trọng và hầu như không thể thiếu đối với bất kỳ báo cáo cáo quan trắc môi trường nào. Đặc biệt, đây là bước đầu quan trọng quyết định đến chất lượng quan trắc về sau. Quá trình quan trắc ghi lại hiện trạng, điều kiện, thu thập các đối tượng liên quan phục vụ cho quá trình phân tích và đánh giá đến việc quan trắc bên ngoài hiện trường.
  • Phân tích trong phòng thí nghiệm: từ những mẫu chất thải được lấy ban đầu sẽ tiến hành xét nghiệm và phân tích các chỉ số ô nhiễm, thành phần từ các tác nhân ô nhiễm.
Phân tích trong phòng thí nghiệm
Phân tích trong phòng thí nghiệm

1.2. Đối tượng cần thực hiện báo cáo quan trắc môi trường bệnh viện

Căn cứ thông tư 43/2015/TT-BTNMT, các đối tượng phải lập báo cáo quan trắc môi trường cho bệnh viện bao gồm bệnh viện, cơ sở y tế, phòng khám, cơ sở xét nghiệm, nha khoa, thẩm mỹ viện,…

3. Nội dung quan trắc môi trường

3.1. Quan trắc chất thải rắn

  • Xác định rõ tên và số lượng các nguồn chất thải rắn (khoa/phòng) phát sinh chất thải rắn y tế nguy hại và chất thải thông thường.

+ Chất thải y tế thông thường: phát sinh từ khu vực có hoạt động lau dọn, vệ sinh hằng ngày của các cơ sở y tế

+ Chất thải y tế nguy hại: bao gồm chất thải lây nhiễm hoặc chất thải độc hại không lây nhiễm.

  • Xác định số lượng chất thải phát sinh

+ Số lượng CTR y tế trung bình trong một ngày (kg/ngày)

+ Số lượng CTR phát sinh trung bình một ngày trên một giường bệnh (kg/giường bệnh/ngày)

+ Tổng số lượng CTR trong từng kỳ báo cáo

+ Tổng số lượng CTR theo từng thành phần chất thải phát sinh trong từng kỳ báo cáo.

Quan trắc chất thải rắn
Quan trắc chất thải rắn
  • Phân loại và thu gom chất thải rắn y tế.
  • Tiến hành vận chuyển và xử lý chất thải rắn.
  • Xác định phương pháp quan trắc.

3.2. Quan trắc nước thải bệnh viện

  • Xác định nguồn thải phát sinh: gồm tên, số lượng nguồn thải.
  • Xác định các thông số quan trắc: thông số quan trắc cần phù hợp với quy chuẩn quốc gia QCVN 28:2010/BTNMT về nước thải y tế.
  • Xác định phương pháp thực hiện thu gom và xử lý nước thải y tế.
  • Xác định phương pháp quan trắc tại hiện trường.
  • Lấy mẫu quan trắc.
  • Xác định địa điểm và tần suất quan trắc.
Quan trắc nước thải bệnh viện

3.3. Quan trắc môi trường không khí tại bệnh viện

Là quá trình theo dõi hệ thống về diễn biến, số lượng, thành phần, mức độ nguy hại của khí thải lò hơi và môi trường không khí bên ngoài nhưng vẫn nằm trong khuôn viên bệnh viện.

Quan trắc môi trường không khí trong tại cơ sở y tế

  • Xác định phương pháp lấy mẫu

+ Phương pháp lấy mẫu dùng bơm hút

+ Phương pháp lấy mẫu không khí thụ động

  • Xác định địa điểm quan trắc
  • Tần suất quan trắc (6 tháng/lần)

Quan trắc lò đốt chất thải rắn y tế

  • Xác định nội dung quan trắc: thông số kỹ thuật của lò đốt, lấy mẫu phân tích thông số ô nhiễm không khí.
  • Xác định phương pháp lấy mẫu.
  • Xác định địa điểm quan trắc.
  • Tần suất quan trắc (3 tháng/lần).

Quan trắc môi trường không khí xung quanh

Quan trắc môi trường không khí xung quanh bệnh viện với các thông số như SO2, NH3, CO, NO2,… địa điểm quan trắc có thể ở cửa bệnh viện, nơi xử lý nước thải, điểm đầu hoặc điểm cuối gió, khu vực nơi lưu trữ, xử lý chất thải.

Quan trắc môi trường không khí tại bệnh viện
Quan trắc môi trường không khí tại bệnh viện

4. Thời gian và trình tự lập báo cáo quan trắc

  • Bệnh viện gởi báo cáo lần thứ nhất trước ngày 10 tháng 7 hằng năm và báo cáo 2 lần trước ngày 10 tháng 01 trong năm kế tiếp theo quy định của nhà nước.
  • Bệnh viện thuộc thẩm quyền của Sở Y tế, các bệnh viện tư nhân thuộc địa phận tỉnh phải gởi báo cáo kết quả quan trắc môi trường của bệnh viện về Sở Y tế.
  • Các bệnh viện thuộc Bộ y tế gửi kết quả báo cáo quan trắc môi trường về Cục quản lý môi trường y tế hoặc Bộ Y tế.
  • Các bệnh viện thuộc Bộ, ngành thì gửi báo cáo kết quả quan trắc môi trường về cơ quan của Bộ Y tế, ngành quản lý.

Đối với Sở y tế, cơ quan thuộc Bộ, ngành thì gửi báo cáo kết quả quan trắc môi trường cho bệnh viện lần 1 trước ngày 20/7 và báo cáo lần 2 trước ngày 20/1 của năm kế tiếp về Cục Quản lý môi tường y tế, Bộ y tế.

5. Mức phạt khi không lập báo cáo quan trắc môi trường bệnh viện?

(Căn cứ vào Khoản 7, Điều 12, Nghị định 155/2016/NĐ-CP về xử phạt trong lĩnh vực quan trắc môi trường lao động:

  • Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với đối tượng thuộc thẩm quyền của UBND cấp huyện.
  • Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với các đối tượng thuộc thẩm quyền của Sở Tài nguyên và Môi trường hoặc ban quản lý các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế.
  • Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với các đối tượng thuộc thẩm quyền phê duyệt của UBND cấp tỉnh, hoặc cơ quan được UBND cấp tỉnh ủy quyền.
  • Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với đối tượng thuộc thẩm quyền xác nhận của Bộ Tài nguyên và Môi trường, các Bộ và cơ quan ngang Bộ.
  • Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với bảng đăng ký tiêu chuẩn môi trường và hồ sơ môi trường tương đương với đối tượng thuộc thẩm quyền xác nhận của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Xử phạt không lập báo cáo quan trắc môi trường bệnh viện
Xử phạt đối với các trường hợp vi phạm

6. Dịch vụ lập báo cáo quan trắc môi trường ở Hợp Nhất

Nhằm giúp Quý khách hàng thực hiện đầy đủ các quy định của nhà nước về bảo vệ môi trường, công ty môi trường Hợp Nhất sẵn sàng phục vụ mọi nhu cầu của bạn mọi lúc, mọi nơi liên quan đến tất cả các loại hồ sơ môi trường, trong đó có báo cáo quan trắc môi trường cho bệnh viện. Với sức mạnh từ đội ngũ nhân viên có chuyên môn sâu, dịch vụ tư vấn hồ sơ môi trường của Hợp Nhất luôn được công nhận với chất lượng và uy tín hàng đầu với chi phí thấp và thời gian nhanh nhất, giúp bạn thực hiện tốt công tác lập báo cáo quan trắc môi trường đúng với thời gian và quy định của pháp luật.

Mọi thắc mắc về báo cáo quan trắc môi trường sẽ được bộ phận tư vấn Hợp Nhất giải đáp cụ thể qua Hotline: 0938.857.768 

7. Tài liệu tham khảo (Reference material)

Trong bài viết này, chúng tôi có tham khảo các nguồn sau:

1. Nghị định 155/2016/NĐ-CP;

2. Thông tư 31/2013/TT-BYT;

3. Thông tư 43/2015/TT-BTNMT;

4. Tài liệu Bộ phận Kinh doanh – Công ty Môi Trường Hợp Nhất;

5. Tổng hợp Internet.

Lưu ý: Các thông tin, chủ đề chúng tôi cung cấp chỉ có giá trị tham khảo. Trong quá trình áp dụng các quy định của pháp luật về tài nguyên và môi trường: quý bạn đọc cần tra cứu - cập nhật hiệu lực pháp luật hiện hành của từng điều luật, văn bản quy phạm pháp luật có liên quan để áp dụng cho đúng!