HẠN CUỐI ĐỂ HOÀN THÀNH GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG

LIÊN HỆ NGAY ĐỂ NHẬN GIÁ TỐT

Quy trình lập đánh giá tác động môi trường (ĐTM) dự án

Lập đánh giá tác động môi trường (Lập ĐTM) đòi hỏi phải được triển khai thực hiện qua nhiều quy trình từ khâu thu thập, tổng hợp giấy tờ thủ tục đến việc tham vấn, thẩm định để cơ quan có thẩm quyền tiến hành phê duyệt kết quả thẩm định chính thức. Vậy một hồ sơ ĐTM được thực hiện qua những giai đoạn nào? Cùng Công ty môi trường Hợp Nhất tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Các quy trình lập ĐTM dự án
Các quy trình lập ĐTM dự án

1. Tổng hợp thông tin

  • Nhận thông tin dự án từ khách hàng.
  • Đối chiếu quy mô, công suất, mức độ xả thải, ô nhiễm để xác định dự án có thuộc đối tượng lập đánh giá tác động môi trường.
  • Đối với dự án quy mô lớn cần thiết nên khảo sát thực tế để đánh giá mức độ tác động trong quá trình sản xuất đến môi trường.

2. Chuẩn bị thủ tục hồ sơ ĐTM

  • Phối hợp với chủ đầu tư thu thập, tổng hợp các loại giấy tờ cần thiết.
  • Thành lập các loại hồ sơ cần thiết cho quá trình trình nộp báo cáo ĐTM lên cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
  • Từ những thông tin đã tổng hợp, đơn vị tư vấn viết nội dung đánh giá tác động môi trường hoàn chỉnh.

3. Tham vấn đánh giá tác động môi trường

3.1.Đối tượng tham vấn 

  • Cộng đồng dân cư, cá nhân chịu tác động từ dự án.
  • Cơ quan, tổ chức liên quan trực tiếp đến dự án.

Mục đích của tham vấn xây dựng báo cáo ĐTM để thể hiện rõ ràng những tác động từ dự án đến đời sống sinh hoạt. Đồng thời, cơ quan Nhà nước sẽ xem xét, chấp nhận và kiểm tra việc thực hiện dự án của chủ đầu tư.

3.2. Trách nhiệm quá trình tham vấn ĐTM

  • Chủ dự án thực hiện tham vấn, khuyến khích tham vấn ý kiến chuyên gia.
  • Cơ quan, tổ chức trả lời chủ dự án đầu tư bằng văn bản về nội dung tham vấn.
  • Hình thức tham vấn bằng cuộc họp cộng đồng dân cư do chủ dự án và UBND cấp xã.

3.3. Nội dung tham vấn 

  • Vị trí dự án.
  • Tác động môi trường của dự án đầu tư.
  • Chương trình quản lý và giám sát môi trường, phương án phòng ngừa, ứng phó với sự cố môi trường.
  • Cùng nhiều nội dung khác liên quan đến dự án đầu tư.

Kết quả tham vấn bao gồm các thông tin quan trọng để chủ dự án đưa ra giải pháp giảm thiểu tác động môi trường và hoàn thiện báo cáo ĐTM. Kết quả phải được tiếp thu một cách đầy đủ, trung thực,…

4. Thẩm định báo cáo ĐTM

  • Tiến hành khảo sát, lấy ý kiến cơ quan, tổ chức và chuyên gia.
  • Thành lập Hội đồng thẩm định.
  • Thời hạn thẩm định: không quá 45 ngày (dự án đầu tư Nhóm I) và không quá 30 ngày (dự án đầu tư Nhóm II quy định tại điểm c, d, đ và e của Khoản 4 Điều 28 của Luật BVMT).
  • Chỉnh sửa, bổ sung ĐTM được thực hiện thông qua văn bản thông báo của cơ quan có thẩm quyền.
  • Quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo ĐTM quy định tại Khoản 9 Điều 34 của Luật BVMT. Trong thời hạn 20 ngày sau khi được chỉnh sửa, bổ sung cơ quan có thẩm quyền đưa ra quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo ĐTM.
  • Cơ quan thẩm định báo cáo ĐTM: Bộ tài nguyên và môi trường; Bộ quốc phòng, Bộ Công an; Ủy ban nhân dân cấp Tỉnh.

5. Trách nhiệm của chủ dự án

  • Điều chỉnh, bổ sung nội dung của dự án đầu tư và báo cáo ĐTM.
  • Thực hiện nội dung trong quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo ĐTM.
  • Phải có văn bản thông báo kết quả hoàn thành công trình bảo vệ môi trường đã phê duyệt trước khi đưa dự án vào vận hành chính thức.
  • Công khai báo cáo ĐTM.

Việc lập báo cáo ĐTM cho cơ sở, dự án đầu tư cần nhiều thời gian để đơn vị tư vấn phối hợp cùng chủ đầu tư tổng hợp đầy đủ hồ sơ, thủ tục pháp lý cũng như giải quyết các vấn đề khác liên quan đến pháp luật. Điều này phải được triển khai, phối hợp đồng bộ giữa nhiều đơn vị với nhau để cơ quan Nhà nước phê duyệt báo cáo ĐTM trong thời gian sớm nhất.

Nếu bạn cần tư vấn thực hiện ĐTM thì hãy liên hệ ngay Công ty tư vấn đánh giá tác động môi trường Hợp Nhất qua Hotline 0938.857.768.

Lưu ý: Các thông tin, chủ đề chúng tôi cung cấp chỉ có giá trị tham khảo. Trong quá trình áp dụng các quy định của pháp luật về tài nguyên và môi trường: quý bạn đọc cần tra cứu - cập nhật hiệu lực pháp luật hiện hành của từng điều luật, văn bản quy phạm pháp luật có liên quan để áp dụng cho đúng!