Dịch vụ làm giấy phép môi trường

Hoạt động quan trắc môi trường ở cơ sở sản xuất

Các cơ sở sản xuất phải thực hiện đầy đủ trách nhiệm với môi trường, trong đó phải kể đến việc quan trắc môi trường định kỳ và quan trắc môi trường lao động.

Tính chất, đặc trưng, quy trình và tính pháp lý của 2 loại hồ sơ này hoàn toàn khác nhau. Tuy nhiên, mục tiêu chính của chúng vẫn là hướng đến việc xây dựng môi trường làm việc an toàn, bền vững và thân thiện với môi trường.

Điều kiện để quan trắc môi trường

Nếu như báo cáo quan trắc môi trường chủ yếu theo dõi và đo đạc các thành phần của nguồn thải (nước thải, khí thải, CTR, CTNH) thì quan trắc lao động lại kiểm soát, quản lý thông số nhằm tạo ra môi trường an toàn cho người lao động.

Khi nhu cầu sản xuất ngày càng phát triển và diễn ra ngày càng mạnh mẽ thì các tác động xấu xảy ra ngày càng nhiều. Dễ dàng nhận thấy có không ít cơ sở đang hoạt động lại phát thải lớn gây ô nhiễm, suy thoái môi trường ngày càng nghiêm trọng.

Vì thế, quan trắc là hoạt động cần thiết không chỉ giúp chủ cơ sở theo dõi, nắm bắt chất lượng nguồn thải, kịp thời phát hiện sự cố đề xuất biện pháp xử lý mà còn giúp cơ quan nhà nước kiểm soát tốt các vấn đề môi trường một cách chủ động hơn. Ngoài các phương thức quan trắc truyền thống thì phương thức quan trắc mới như hệ thống quan trắc tự động, liên tục phù hợp với nguồn thải lớn, dễ gây ô nhiễm môi trường.

Quá trình quan trắc chỉ đạt kết quả tối ưu khi cơ sở áp dụng công nghệ sản xuất hiện đại, chuyển đổi sang phương thức thân thiện với môi trường, thay đổi nguồn nguyên liệu đầu vào theo hướng sạch hơn hoặc xây dựng hệ thống xử lý chất thải tiên tiến. Điều này giúp hạn chế tối đa việc phát thải ô nhiễm, giảm thiểu những yếu tố độc hại làm ảnh hưởng đến sức khỏe người lao động.

Quan trắc định kỳ và quan trắc lao động

Quan trắc định kỳ

Quan trắc định kỳ chia thành các thông số đặc trưng liên quan đến nước thải, khí thải. Tùy theo từng loại hình sản xuất mà chương trình quan trắc, thông số phụ thuộc vào các loại hồ sơ môi trường ban đầu như báo cáo ĐTM hoặc kế hoạch BVMT đã được phê duyệt và xác nhận. Các hoạt động quan trắc diễn ra hiệu quả làm căn cứ để đơn vị lập báo cáo quan trắc môi trường định kỳ trình nộp lên cơ quan xác nhận.

Trong thời gian tới báo cáo quan trắc môi trường có những thay đổi gì? Theo thông tư 25/2019/TT-BTNMT thì báo cáo quan trắc tích hợp vào báo cáo công tác bảo vệ môi trường nộp lên cơ quan quản lý vào cuối năm nhưng các hoạt động quan trắc vẫn diễn ra định kỳ. Trong đó, quá trình quan trắc phải lựa chọn chính xác vị trí, địa điểm, thông số, tần suất, thời gian và không gian quan trắc.

Quan trắc lao động

Với quan trắc lao động chủ yếu tập trung vào các cơ sở có hoạt động sản xuất quy mô lớn như các nhà máy, nhà xưởng bắt buộc phải quan trắc vệ sinh môi trường lao động. Một số vấn đề cần quan trắc như các yếu tố vi sinh, ecgonomi, hóa chất độc hại, vi khí hậu, nhiệt độ, tiếng ồn, ánh sáng,… khi những vấn đề này trở nên ngày càng nghiêm trọng trở thành yếu tố ảnh hưởng chất lượng nguồn lao động, dễ xảy ra các tai nạn lao động ảnh hưởng đến quá trình sản xuất của doanh nghiệp.

Như vậy, cả báo cáo quan trắc định kỳ và quan trắc lao động làm động lực phát triển của cơ sở, doanh nghiệp, tập trung vào mục tiêu sản xuất và kinh doanh ngày càng bền vững, giúp nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ.

Do đó chủ cơ sở cần tìm đơn vị tư vấn có khả năng thực hiện các hoạt động quan trắc môi trường phù hợp với tình hình phát triển từng doanh nghiệp. Nếu cần hỗ trợ các vấn đề pháp lý hãy liên hệ ngay với Công ty tư vấn môi trường Hợp Nhất qua Hotline 0938.857.768.

Lưu ý: Các thông tin, chủ đề chúng tôi cung cấp chỉ có giá trị tham khảo. Trong quá trình áp dụng các quy định của pháp luật về tài nguyên và môi trường: quý bạn đọc cần tra cứu - cập nhật hiệu lực pháp luật hiện hành của từng điều luật, văn bản quy phạm pháp luật có liên quan để áp dụng cho đúng!