Dịch vụ làm giấy phép môi trường

Điểm mới về lập báo cáo đánh giá tác động môi trường

Thực hiện ĐCM và ĐTM là 2 loại hồ sơ quan trọng và không thể thiếu để doanh nghiệp hoàn thành trách nhiệm BVMT. Tuy nhiên qua nhiều năm định hình và phát triển, nhiều quy định của Pháp luật chưa phù hợp với xu hướng phát triển hiện tại. Và dự thảo luật sửa đổi chính là sự cải cách quan trọng và đánh dấu cột mốc thay đổi quan trọng mà doanh nghiệp cần chú trọng hơn. Vậy Dự thảo này có những quy định đổi mới nào về lập báo cáo đánh giá tác động môi trường, mời bạn cùng công ty dịch vụ môi trường Hợp Nhất tìm hiểu nhé!

Lập báo cáo đánh giá tác động môi trường
(Hình: Lập báo cáo đánh giá tác động môi trường)

Xác định rõ đối tượng lập báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án

ĐTM khiến nhiều doanh nghiệp không khỏi lo lắng liên quan đến nhiều vấn đề như TTHC rườm rà. Và để tạo môi trường thông thoáng và thuận lợi nhưng vẫn đảm bảo hoàn thiện chặt chẽ quy định giúp dự án đi vào hoạt động, Dự thảo sửa đổi phân định rõ đối tượng phải lập ĐTM. Với sự thay đổi lần này, ĐTM trở thành công cụ quản lý môi trường chặt chẽ từ khâu xem xét đầu tư, thực hiện dự án vừa đồng bộ vừa hài hòa với quy định của Nhà nước.

Theo đó sẽ phải quy định rõ dự án nào bắt buộc phải thực hiện ĐTM tương ứng với trình tự triển khai theo quy định của pháp luật về đầu tư xây dựng. Nhiều yếu tố xã hội cũng được bổ sung trong nội dung báo cáo ĐTM, nhất là giai đoạn tham vấn, công khai thông tin và giám sát thực hiện. Vai trò của các yếu tố xã hội giúp làm rõ hiện trạng, quy hoạch khai thác sử dụng tài nguyên những đối tượng dễ bị ảnh hưởng. Đồng thời, các bước lập báo cáo ĐTM cũng giúp đánh giá những rủi ro, ảnh hưởng của đối tượng trong việc tiếp cận, sử dụng tài nguyên khi dự án đi vào hoạt động.

Vẫn để nhiều dự án có nguy cơ gây ô nhiễm “lọt hố”

Theo các nhà khoa học, nhiều dự án phải thực hiện ĐTM với thủ tục bắt buộc như đối tượng, tính chất tác động đến môi trường khác nhau. Nhờ vậy mà doanh nghiệp tiết kiệm được khoản chi phí. Chẳng hạn như những dự án có mức độ tác động môi trường không đáng kể nhưng vẫn thực hiện nhiều thủ tục về môi trường do bắt buộc các quy định nhà nước.

Trong khi đó, dự án có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao nhưng vẫn được triển khai thực hiện nằm gần khu dân cư, sức chịu tải môi trường thấp và gây bức xúc đối với chất lượng môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng. Hàng loạt sự cố, ô nhiễm và suy thoái bùng phát tại nhiều khu vực, nhất là các đô thị lớn, hoặc khu vực có sự phát triển mạnh mẽ các ngành công nghiệp. Trong khi đó, nhiều nơi có sự phát triển kinh tế – xã hội đã và đang gây ra nhiều hậu quả lớn, ảnh hưởng đến chất lượng đời sống và sức khỏe của con người.

Trong khi đó, quyết định phê duyệt báo cáo ĐTM là công cụ vạn năng, là căn cứ quan trọng để giám sát, quản lý, kiểm soát và thanh tra dự án trong quá trình vận hành thực tế. Các vấn đề môi trường có thể được thay đổi so với nội dung đã thẩm định, phê duyệt trong ĐTM hiện có.

Phân loại dự án phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường sơ bộ

Hiện nay, nhiều ý kiến cho rằng nên cân nhắc việc thay đổi tên gọi ĐTM thành “đánh giá sơ bộ tác động môi trường”. Đồng thời, đối tượng thực hiện phải phù hợp với luật đầu tư công, luật đầu tư, luật đầu tư theo phương thức đối tác công tư và luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật xây dựng. Theo Bộ TNMT thì trước khi xem xét quyết định chủ trương đầu tư bắt buộc phải đánh giá sơ bộ tác động môi trường. Còn trong Luật đầu tư 2020 thì quy định đánh giá sơ bộ tác động môi trường là nội dung dự án đầu tư, đối tượng và nội dung sẽ thực hiện theo luật BVMT.

Công ty tư vấn dịch vụ hồ sơ môi trường Hợp Nhất
(Hình: Công ty tư vấn môi trường Hợp Nhất)

Một trong những vướng mắc đó là tất cả dự án đầu tư phải đánh giá sơ bộ tác động môi trường. Trường hợp luật đầu tư thì nhiều dự án có quy mô nhỏ cần ít trang thiết bị là không cần thiết. Hoặc nhiều dự án có quyết định chủ trương đầu tư và đánh giá sơ bộ tác động môi trường nhưng không thuộc đối tượng lập đánh giá tác động môi trường theo quy định của Luật BVMT hiện hành.

Với những thay đổi toàn diện trong nhiều lĩnh vực, ngày càng xuất hiện nhiều dự án có quy mô lớn tiềm ẩn nhiều nguy cơ ô nhiễm môi trường nhưng vẫn chưa nằm trong đối tượng sàng lọc, xem xét lập ĐTM dự án xây dựng. Vì thế mà ĐTM sơ bộ có vai trò là công cụ quản lý môi trường hiệu quả và không thể thiếu giúp phân loại dự án ngay trong quá trình xem xét và nhận được sự chấp thuận chủ trương đầu tư.

Theo đó, Bộ TNMT đã tiếp thu nhiều ý kiến theo hướng phân loại dự án phù hợp với nhóm tiêu chí tác động đến môi trường và đổi tên “đánh giá sơ bộ tác động môi trường” thành” đánh giá tác động môi trường sơ bộ”.

Lưu ý: Các thông tin, chủ đề chúng tôi cung cấp chỉ có giá trị tham khảo. Trong quá trình áp dụng các quy định của pháp luật về tài nguyên và môi trường: quý bạn đọc cần tra cứu - cập nhật hiệu lực pháp luật hiện hành của từng điều luật, văn bản quy phạm pháp luật có liên quan để áp dụng cho đúng!