Luật BVMT 2020 có những thay đổi, quy định mới trong quản lý môi trường, đặc biệt trong đánh giá tác động môi trường, giấy phép môi trường và đăng ký môi trường. Về cơ bản luật có những bổ sung, điều chỉnh những nội dung mới, khắc phục những tồn tại, hạn chế và bất cập trong quy định cũ. Dưới đây là các quy định mới trong luật bảo vệ môi trường 2020.
1. Các quy định mới trong Luật BVMT 2020
- Luật BVMT bao gồm 14 chương với quy định về BVMT các thành phần môi trường, quy định về lập ĐTM, ĐCM; GPMT, đăng ký môi trường; tăng cường công tác BVMT với các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, làng nghề, KCN, CCN,…
- Quy định riêng về quan trắc môi trường, hệ thống môi trường, ứng phó sự cố, bồi thường thiệt hại, công cụ kinh tế, quản lý nhà nước và dịch vụ công trực tuyến.
- Quy định về quản lý CTR sinh hoạt, CTR công nghiệp thông thường, quản lý CTNH, quản lý nước thải, bụi, khí thải cùng kỹ thuật BVMT đối với bãi chôn lấp chất thải.
- Quy định về đánh giá tác động môi trường, trường hợp lập lại ĐTM, tiêu chí môi trường để phân loại dự án đầu tư. Đồng thời phân loại lại các dự án đầu tư như làm rõ đối tượng, thay đổi và loại bỏ.
- Quy định mới về nội dung tham vấn ĐTM, quy định cấp GPMT liên quan đến ĐTM.
- Một số quy định về đối tượng phải xin chấp thuận chủ trương đầu tư, đánh giá sơ bộ tác động môi trường thực hiện trong giai đoạn tiền khả thi.
2. Về đánh giá tác động môi trường
2.1. Đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường bao gồm:
a) Dự án đầu tư nhóm I quy định tại khoản 3 Điều 28 của Luật này;
b) Dự án đầu tư nhóm II quy định tại các điểm c, d, đ và e khoản 4 Điều 28 của Luật này.
Đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này thuộc dự án đầu tư công khẩn cấp theo quy định của pháp luật về đầu tư công không phải thực hiện đánh giá tác động môi trường.
2.2. Về thực hiện đánh giá tác động môi trường
Đánh giá tác động môi trường do chủ dự án đầu tư tự thực hiện hoặc thông qua đơn vị tư vấn có đủ điều kiện thực hiện. Đánh giá tác động môi trường được thực hiện đồng thời với quá trình lập báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc tài liệu tương đương với báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án.
Kết quả đánh giá tác động môi trường được thể hiện bằng báo cáo đánh giá tác động môi trường.
Mỗi dự án đầu tư lập một báo cáo đánh giá tác động môi trường.
3. Quy định về giấy phép môi trường
- Đối tượng bao gồm dự án đầu tư nhóm I, II và III có phát sinh nước thải, khí thải, bụi xả thải ra môi trường phải được xử lý hoặc phát sinh chất thải nguy hại được quản lý theo quy định khi đi vào vận hành chính thức.
- Thời điểm thực hiện trước khi vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải, trước khi cấp GPMT,…
- Những dự án đã đi vào hoạt động phải xin giấy phép môi trường trong thời hạn 36 tháng kể từ ngày Luật BVMT 2020 có hiệu lực thi hành.
- Thời hạn của giấy phép với 7 năm đối với dự án nhóm I và 10 năm đối với dự án thuộc nhóm II, III.
4. Đăng ký môi trường
- Đối tượng thực hiện gồm dự án phát sinh chất thải không thuộc đối tượng phải có GPMT.
- Thời hạn trước khi dự án đi vào vận hành chính thức, trước khi cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng đối với trường hợp phải có giấy phép xây dựng hoặc trước khi xả thải ra môi trường đối với trường hợp không có giấy phép theo quy định của pháp luật.
Trên đây là những quy định mới trong liên quan đến Luật BVMT 2020 về việc lập báo cáo ĐTM, đăng ký GPMT đối với một số doanh nghiệp. Nếu Quý khách hàng cần tư vấn lập các loại hồ sơ môi trường quan trọng khác như kế hoạch BVMT, giấy phép xả thải vào nguồn nước, đăng ký sổ chủ nguồn thải, báo cáo quan trắc môi trường định kỳ,… thì hãy liên hệ ngay Công ty tư vấn môi trường Hợp Nhất qua Hotline: 0938.857.768 hoặc để lại ở thông tin Form tư vấn bên dưới để được hỗ trợ nhanh chóng!
Lưu ý: Các thông tin, chủ đề chúng tôi cung cấp chỉ có giá trị tham khảo. Trong quá trình áp dụng các quy định của pháp luật về tài nguyên và môi trường: quý bạn đọc cần tra cứu - cập nhật hiệu lực pháp luật hiện hành của từng điều luật, văn bản quy phạm pháp luật có liên quan để áp dụng cho đúng!