Khi nào cần điều chỉnh giấy phép khai thác nước mặt? Hồ sơ thủ tục, căn cứ pháp lý theo được quy định như thế nào? Những nội dung nào không được điều chỉnh?
Các hoạt động khai thác nước mặt cấp cho các mục đích như thủy điện, sinh hoạt, nông nghiệp, công nghiệp,… lưu lượng lớn bắt buộc phải có giấy phép khai thác nước mặt. Tuy nhiên trong quá trình hoạt động khó tránh khỏi những thay đổi về khối lượng khai thác hoặc nhiều sự cố khác bắt buộc phải điều chỉnh giấy phép cho từng trường hợp cụ thể.
Pháp lý quy định
- Căn cứ theo Luật tài nguyên nước 2012.
- Căn cứ theo Nghị định 201 của Chính phủ ban hành năm 2013 quy định hướng dẫn chi tiết Luật tài nguyên nước.
- Những quy định về việc đăng ký khai thác nước dưới đất, mẫu hồ sơ cấp, gia hạn, điều chỉnh, cấp lại giấy phép khai thác tài nguyên nước theo Thông tư 27 ban hành năm 2014 của Chính phủ.
Khi nào cần điều chỉnh giấy phép khai thác nước mặt?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 23 của Nghị định 201/2013/NĐ-CP thì các trường hợp cần điều chỉnh giấy phép khi:
- Nước mặt không đảm bảo cho việc cấp nước bình thường.
- Việc khai thác, sử dụng nước mặt với nhu cầu ngày càng tăng nhưng chưa có biện pháp khai thác, sử dụng hợp lý.
- Hạn chế việc khai thác, sử dụng nước mặt khi xảy ra các tình huống khẩn cấp.
- Các công trình khai thác nước mặt gây sụt lún, làm biến dạng các công trình, xâm nhập mặn, cạn kiệt, ô nhiễm nguồn nước.
- Trường hợp dự án khai thác với lượng nước thực tế nhỏ hơn 70% so với lượng nước được cấp phép trong thời hạn 12 tháng liên tục nếu như chưa thông báo cho cơ quan cấp phép về lý do điều chỉnh.
- Chủ giấy phép có nhu cầu điều chỉnh nội dung giấy phép khác với quy định.
Nội dung nào trong giấy phép không được điều chỉnh
- Nguồn nước khai thác, sử dụng.
- Trường hợp dự án với lượng nước khai thác, sử dụng vượt quá 25% quy định trong giấy phép đã cấp.
Lưu ý: Nếu phải điều chỉnh 2 nội dung trên thì chủ giấy phép cần lập hồ sơ đề nghị cấp giấy phép mới. Hoặc dự án được cấp giấy phép mới nhưng không được điều chỉnh thì phải lập hồ sơ mới để cấp giấy phép khai thác nước mặt mới.
Quy định để điều chỉnh giấy phép khai thác nước mặt
Hồ sơ điều chỉnh
- Chủ giấy phép cần nộp đơn đề nghị điều chỉnh giấy phép.
- Phải có báo cáo hiện trạng khai thác, sử dụng nước và tình hình thực tế của giấy phép. Dự án phải kèm theo đề án khai thác nước nếu dự án có điều chỉnh quy mô công trình, phương thức, chế độ khai thác sử dụng nước, quy trình vận hành công trình.
- Kết quả phân tích chất lượng nguồn nước không quá 3 tháng kể từ thời điểm nộp hồ sơ.
- Bản sao giấy phép đã cấp.
Thủ tục điều chỉnh giấy phép
- Kiểm tra hồ sơ: Sở TNMT xem xét, kiểm tra kể từ thời điểm nhận hồ sơ trong thời hạn 5 ngày làm việc.
- Thẩm định báo cáo: Sở TNMT thẩm định báo cáo trong thời hạn 25 ngày làm việc, kể từ thời điểm nhận đủ hồ sơ
- Bổ sung, hoàn thiện hồ sơ: thời hạn bổ sung không quá 20 ngày làm việc.
- Trả giấy phép: Sở TNMT thông báo đến cá nhân, tổ chức đề nghị cấp phép để thực hiện nghĩa vụ tài chính.
Cơ quan chịu trách nhiệm điều chỉnh giấy phép
- Bộ TNMT thẩm định việc điều chỉnh giấy phép cho dự án khai thác, sử dụng nước mặt cho các mục đích như sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản với lưu lượng từ 2m3/giây trở lên; phát điện với công suất lắp máy từ 20 kw trở lên; sản xuất, kinh doanh, dịch vụ với lưu lượng từ 100.000 m3/ngày đêm trở lên và khai thác cho mục đích khác với lưu lượng từ 50.000 m3/ngày đêm trở lên.
- UBND cấp tỉnh điều chỉnh giấy phép cho các trường hợp còn lại.
Trên đây là những quy định trong việc điều chỉnh giấy phép, nếu Quý Doanh nghiệp cần làm thủ tục xin giấy phép khai thác nước mặt, gia hạn, điều chỉnh, cấp lại thì hãy liên hệ ngay với Công ty môi trường Hợp Nhất qua Hotline 0938.857.768.