Dịch vụ làm giấy phép môi trường

Giấy phép xả thải vào nguồn nước theo luật hiện hành

Theo quy định của Nhà nước về việc lập hồ sơ xin giấy phép xả thải bên cạnh việc quan trắc, giám sát chất lượng nước thải thì chủ giấy phép có trách nhiệm quan trắc định kỳ chất lượng nguồn tiếp nhận. Khi cấp phép xả thải, các đơn vị cấp giấy phép xả thải vào nguồn nước có thẩm quyền xem xét các quy định quan trắc có quy định trong báo cáo ĐTM hay kế hoạch BVMT đã được phê duyệt nhằm đảm bảo tính thống nhất và tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình thực hiện.

Đơn vị cấp giấy phép xả thải vào nguồn nước

1. Giấy phép xả thải vào nguồn nước là gì?

Giấy phép xả nước thải vào nguồn nước là một loại giấy phép tài nguyên nước nhằm đảm bảo nước thải trước khi xả vào nguồn tiếp nhận phải đạt quy chuẩn của bộ Tài nguyên Môi trường thông qua quá trình phân tích, đánh giá, ảnh hưởng nước thải đến môi trường nước (ở đây chính là nguồn tiếp nhận).

Từ đó, có thể đề ra các phương pháp quản lý, giải pháp công nghệ nhằm đảm bảo nước thải trước khi xả vào nguồn tiếp nhận phải đạt quy chuẩn của bộ Tài nguyên Môi trường.

2. Căn cứ pháp lý

  • Luật tài nguyên nước 17/2012/QH13 áp dụng từ 01/01/2013
  • Nghị định số 201/2013/NĐ-CP ngày 27/11/2013 của Chính phủ, Quy định chi tiết thi hành một số điều của luật Tài nguyên nước.
  • Thông tư 27/2014/TT-BTNMT Quy định việc đăng ký khai thác nước dưới đất, mẫu hồ sơ cấp, gia hạn, điều chỉnh, cấp lại giấy phép tài nguyên nước
  • Nghị định 36/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định về xử phạt quy định hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản có hiệu lực 10/05/2020.

3. Yêu cầu về hồ sơ của đơn vị cấp giấy phép xả thải

Để được cấp giấy phép xả thải, chủ giấy phép phải nộp 2 bộ hồ sơ và nộp phí thẩm định theo quy định của pháp luật cho cơ quan tiếp nhận. Nếu dự án thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ TNMT thì cá nhân, tổ chức phải nộp thêm 1 bộ hồ sơ cho Sở TNMT tại địa phương nơi dự án đang hoạt động.

Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm xem xét, kiểm tra hồ sơ. Nếu hồ sơ chưa hợp lệ thì cơ quan tiếp nhận thông báo đến chủ giấy phép đề nghị bổ sung, hoàn thiện nội dung theo quy định.

Doanh nghiệp cần lưu ý giấy phép xả thải vào nguồn nước có thời hạn tối đa là 10 năm, tối thiểu 3 năm và được xem xét gia hạn nhiều lần. Trường hợp muốn gia hạn giấy phép xả thải có thời hạn tối thiểu 2 năm và tối đa 5 năm.

giấy phép xả thải vào nguồn nước
Hồ sơ cần thiết khi xin cấp giấy phép xả thải

4. Đơn vị cấp giấy phép xả thải vào nguồn nước

Đối với hồ sơ môi trường này thường có 2 đơn vị cấp giấy phép xả thải có thẩm quyền, trong đó bao gồm:

Bộ Tài nguyên và Môi trường (Bộ TNMT) có trách nhiệm lập giấy phép xả thải thuộc 2 trường hợp chính sau đây:

  • Dự án xả nước thải với lưu lượng từ 30.000 m3/ngày đêm trở lên đối với các hoạt động nuôi trồng thủy sản.
  • Dự án xả nước thải với lưu lượng từ 3.000 m3/ngày đêm trở lên đối với các hoạt động khác.

UBND cấp tỉnh có trách nhiệm cấp giấy phép xả thải đối với tất cả các trường hợp còn lại (ngoại trừ các đối tượng thuộc phạm vi của Bộ TNMT).

Những yêu cầu đối với từng trường hợp xả thải của từng cơ quan cấp phép quy định nhằm mục đích bảo vệ môi trường và hệ sinh thái, bảo đảm mục tiêu chất lượng nguồn tiếp nhận; bảo vệ quyền, lợi ích xả thải hợp pháp của từng cá nhân, tổ chức hiện đang xả thải vào nguồn tiếp nhận.

Trong đó, cơ quan tiếp nhận giấy phép xả thải vào nguồn nước được quy định như sau:

  • Cục Quản lý tài nguyên nước: chịu trách nhiệm tiếp nhận và quản lý hồ sơ, giấy phép xả thải do Bộ TNMT cấp.
  • Sở TNMT: chịu trách nhiệm tiếp nhận và quản lý hồ sơ, giấy phép thuộc đơn vị cấp giấy phép xả thải vào nguồn nước do UBND cấp tỉnh cấp.

5. Quy trình lập giấy phép xả thải

Dưới đây là quy trình lập giấy phép xả thải theo quy định, sau khi đã chuẩn bị đầy đủ hồ sơ và xác định được cơ quan cấp phép:

  • B1: Khảo sát thực địa về công trình, thu thập dữ liệu.
  • B2: Tiến hành đo đạc, lấy mẫu.
  • B3: Phân tích, đánh giá, nghiên cứu tính chất nguồn nước tại cơ sở.
  • B4: Mô tả hệ thống, công trình xử lý nước thải vào nguồn nước.
  • B5: Phân tích, đánh giá tác động của hiện trạng xả nước và đề xuất các phương án giảm thiếu, khắc phục ô nhiễm nguồn tiếp nhận do xả nước thải.
  • B6: Lập các sơ đồ khảo sát, lấy mẫu.
  • B7: Tổng hợp số liệu, hoàn thành báo cáo, đề án.
  • B8: Nộp báo cáo/ đề án cho cơ quan nhà nước theo quy định.

6. Cập nhật mới về giấy phép xả thải theo luật hiện hành

Theo đó: Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 đã bãi bỏ thủ tục cấp giấy phép xả nước thải vào nguồn nước, xả nước thải vào công trình thủy lợi mà lồng ghép nội dung này trong giấy phép môi trường nhằm thống nhất trách nhiệm, thẩm quyền và nguyên tắc quản lý tổng hợp tài nguyên nước; đồng thời giảm đáng kể thủ tục hành chính cho doanh nghiệp.

Cùng với đó, bổ sung trách nhiệm, thẩm quyền tham gia, phản biện và đồng thuận của cơ quan quản lý công trình thủy lợi ngay từ giai đoạn tác động môi trường cho đến khi cấp GPMT đối với cơ sở xả nước thải vào công trình thủy lợi nhằm tăng cường phối hợp của các cơ quan.

giấy phép môi trường thành phần
Theo quy định mới, giấy phép xả nước thải vào nguồn nước đã được tích hợp vào giấy phép môi trường

Trên đây là những thông tin về đơn vị cấp giấy phép xả thải mà công ty hồ sơ môi trường Hợp Nhất muốn chia sẻ đến Quý Doanh nghiệp.

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc hoặc nhu cầu gì về vấn đề gia hạn giấy phép xả thải theo luật hiện hành, hãy liên hệ ngay Hotline 0938.857.768 để được tư vấn miễn phí nhé!

Lưu ý: Các thông tin, chủ đề chúng tôi cung cấp chỉ có giá trị tham khảo, trong quá trình áp dụng các quy định của pháp luật về tài nguyên và môi trường cần tra cứu, cập nhật hiệu lực pháp luật của từng điều luật và văn bản quy phạm pháp luật có liên quan để áp dụng cho đúng!

Lưu ý: Các thông tin, chủ đề chúng tôi cung cấp chỉ có giá trị tham khảo. Trong quá trình áp dụng các quy định của pháp luật về tài nguyên và môi trường: quý bạn đọc cần tra cứu - cập nhật hiệu lực pháp luật hiện hành của từng điều luật, văn bản quy phạm pháp luật có liên quan để áp dụng cho đúng!