Dịch vụ làm giấy phép môi trường

Khi nào doanh nghiệp cần lập lại ĐTM?

Khi nào cần lập lại ĐTM? Doanh nghiệp cần lưu ý đến những quy định nào về quy trình, hồ sơ, cơ quan thẩm định, cách xác định đối tượng cần lập lại ĐTM?

Hồ sơ đánh giá tác động môi trường của doanh nghiệp là điều kiện quan trọng để dự án đi vào hoạt động chính thức mà không làm ảnh hưởng xấu đến môi trường xung quanh. Căn cứ vào nội dung báo cáo đã phê duyệt thì chủ dự án phải hoàn thành trách nhiệm của mình đối với dự án, trong đó nhiệm vụ quan trọng nhất phải lập lại ĐTM trong một số trường hợp bắt buộc.

Vậy trường hợp nào phải lập lại ĐTM? Các vấn đề về pháp lý, thủ tục hồ sơ như thế nào? Doanh nghiệp phải chuẩn bị những gì để nộp hồ sơ lên cơ quan có thẩm quyền phê duyệt? Để giải đáp những vấn đề trên, Công ty tư vấn môi trường Hợp Nhất sẽ làm rõ trong nội dung bài viết hôm nay.

Các quy định trong báo cáo ĐTM

  • Căn cứ theo Luật BVMT 2014.
  • Căn cứ theo quy định của Nghị định 40/2019 của Chính phủ chỉnh sửa, bổ sung một số điều của nghị định chi tiết.
  • Căn cứ theo Thông tư 25/2019/TT-BTNMT quy định một số điều của Nghị định 40/2019/NĐ-CP.

Trường hợp nào phải lập lại ĐTM?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 20 của Luật BVMT 2014 thì các trường hợp phải lập lại đánh giá tác động môi trường gồm dự án đầu tư xây dựng công trình không triển khai dự án trong vòng 24 tháng hoặc thay đổi địa điểm thực hiện dự án.

Việc lập hồ sơ đánh giá tác động môi trường được quy định chi tiết trong Nghị định 40/2019/NĐ-CP. Trong quy định này cũng đã nêu rõ các trường hợp chủ dự án phải lập lại hồ sơ ĐTM theo đúng quy định, cụ thể:

  • Đối với dự án tăng quy mô, công suất (mở rộng dây chuyền sản xuất, bổ sung công trình, hạng mục chính) làm phát sinh chất thải vượt quá khả năng xử lý so với phương án trong nội dung báo cáo ĐTM đã phê duyệt.
  • Đối với dự án có thay đổi công nghệ sản xuất, công nghệ xử lý chất thải có tác động xấu đến môi trường.
  • Đối với dự án mở rộng quy mô đầu tư tại các KCN, bổ sung các ngành nghề đầu tư thuộc các loại hình sản xuất công nghiệp có quy cơ gây ô nhiễm môi trường thuộc (Phụ lục II của Nghị định này).
Khi nào doanh nghiệp cần lập lại ĐTM?
Khi nào doanh nghiệp cần lập lại ĐTM?

Lập lại ĐTM bao gồm những nội dung nào?

  • Phải xác định rõ địa điểm dự án, chủ dự án, cơ quan phê duyệt cùng các phương pháp lập ĐTM.
  • Cần đánh giá việc lựa chọn công nghệ, hạng mục công trình cùng các hoạt động khác có ảnh hưởng đến môi trường.
  • Xác định hiện trạng môi trường của dự án và thuyết minh địa điểm có phù hợp hay không.
  • Khảo sát, đánh giá và xem xét nguồn thải dễ tác động đến môi trường.
  • Đề xuất các biện pháp hạn chế, ngăn ngừa sự cố môi trường cùng các biện pháp xử lý tương ứng.
  • Xác định kết quả tham vấn và chương trình quản lý, giám sát môi trường.
  • Xác định chi phí xây dựng các hạng mục công trình xử lý chất thải.
  • Lên phương án tổ chức thực hiện biện pháp BVMT phù hợp.

 Cơ quan nào thẩm định khi lập lại ĐTM?

Chủ dự án thuộc đối tượng trên chỉ tiếp tục thực hiện dự án sau khi được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

  • Đối với Bộ TNMT thì thời hạn thẩm định 45 ngày làm việc (áp dụng với dự án thuộc Phục lục III).
  • Đối với UBND cấp tỉnh thì thời hạn thẩm định không quá 30 ngày làm việc (áp dụng với dự án thuộc Phụ lục II).

Trong đó, việc lập, thẩm định và phê duyệt lại báo cáo ĐTM thực hiện theo trình tự, thủ tục bằng hình thức lấy ý kiến.

Nếu như dự án của bạn sắp triển khai hoặc có những thay đổi thuộc một trong những trường hợp trên thì hãy gọi ngay Hotline 0938.857.768 hoặc để lại thông tin. Hợp Nhất sẽ tư vấn lập báo cáo đánh giá tác động môi trường cho doanh nghiệp theo đúng quy định, tiết kiệm chi phí và thời gian theo đúng nhu cầu của Khách hàng.

Lưu ý: Các thông tin, chủ đề chúng tôi cung cấp chỉ có giá trị tham khảo. Trong quá trình áp dụng các quy định của pháp luật về tài nguyên và môi trường: quý bạn đọc cần tra cứu - cập nhật hiệu lực pháp luật hiện hành của từng điều luật, văn bản quy phạm pháp luật có liên quan để áp dụng cho đúng!