khuyến mãi tháng 5-6

Dự án hoạt động cần lập hồ sơ môi trường nào?

Sau khi dự án được cơ quan chức năng chấp thuận đi vào hoạt động với đầy đủ tiêu chí thì doanh nghiệp phải tiếp tục lập các loại hồ sơ môi trường nào khác? Mỗi hồ sơ được thực hiện theo tần suất ra sao?

Hiện nay, theo quy định của Nhà nước thì sau khi hoạt động, các dự án thuộc phạm vi nhất định bắt buộc phải hoàn thành các thủ tục quan trọng như giấy phép xả thải vào nguồn nước, báo cáo tình hình xả thải định kỳ, sổ chủ nguồn thải CTNH, báo cáo quản lý CTNH, quan trắc môi trường định kỳ/lao động, báo cáo công tác bảo vệ môi trường hoặc báo cáo tình hình khai thác nước mặt/nước ngầm,…

Hồ sơ xin cấp giấy phép xả thải

Loại hồ sơ này được thực hiện trong giai đoạn dự án đang hoạt động. Đối với dự án chưa có nước thải thì lập đề án xả thải. Đối với dự án trong KCN đã đấu nối với KCN thì không phải thực hiện.

Hiện nay Sở TNMT và Phòng TNMT chịu trách nhiệm quản lý giấy phép xả thải cho doanh nghiệp. Trước thời hạn 3 tháng sau khi hết hạn giấy phép thì chủ doanh nghiệp phải tiến hành gia hạn theo đúng quy định.

Còn với báo cáo tình hình xả thải định kỳ áp dụng với doanh nghiệp đã có giấy phép xả thải vào nguồn nước. Thực hiện theo tần suất quy định trong giấy phép hiện có. Tùy theo từng địa phương thì báo cáo được thực hiện 2 lần/năm hoặc 1 lần/năm (nộp trước ngày 15/12 hằng năm).

Các hồ sơ môi trường cần lập khi dự án hoạt động

Hồ sơ lập sổ chủ nguồn thải

Việc đăng ký sổ chủ nguồn thải CTNH để theo dõi lượng chất thải tại các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp để đánh giá những tác động ảnh hưởng từ CTNH đối với môi trường. Với sổ chủ nguồn thải chỉ thực hiện duy nhất 1 lần trong suốt quá trình hoạt động của doanh nghiệp (trừ trường hợp có sự thay đổi so với quy định phải thực hiện lại).

Còn tần suất nộp báo cáo quản lý CTNH ngày 01/01 – 31/01 của năm tiếp theo. Các hình thức báo cáo gồm lần đầu, định kỳ hằng năm và báo cáo đột xuất. Nhờ báo cáo mà cơ quan quản lý môi trường nắm rõ quy trình xử lý chất thải nguy hại của các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp thông qua việc lập báo cáo quản lý đến cơ quan chức năng có thẩm quyền.

Đối với quan trắc môi trường định kỳ/lao động

Báo cáo quan trắc môi trường định kỳ cho doanh nghiệp chủ yếu liên quan đến môi trường chủ yếu theo dõi, cập nhật chất lượng môi trường.

Việc quan trắc giúp cung cấp các đánh giá về diễn biến chất lượng môi trường, cung cấp kịp thời những biện pháp quản lý môi trường, khắc phục những sự cố ô nhiễm, suy thoái môi trường. Các chỉ tiêu quan trắc gồm khí thải, nước thải, nước mặt, nước ngầm, môi trường xung quanh. Tần suất thực hiện 3 tháng/lần hoặc 6 tháng/lần.

Các hoạt động quan trắc lao động chủ yếu thu thập, phân tích, đánh giá các số liệu đo lường các yếu tố môi trường. Từ các dữ liệu thu thập được mà so sánh với chỉ tiêu cho phép để đưa ra giải pháp nâng cao chất lượng môi trường. Các chỉ tiêu quan trắc môi trường như vi khí hiệu, vật lý, yếu tố vi sinh, bụi, chỉ tiêu hóa học,… Các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực hiện với tần suất ít nhất 1 lần/năm.

Báo cáo công tác BVMT cho doanh nghiệp

Căn cứ theo Điều 3 của Nghị định 40/2019/NĐ-CP và Điều 37 Thông tư 25/2019/TT-BTNMT thì báo cáo công tác BVMT thực hiện trong giai đoạn dự án đang hoạt động. Tần suất thực hiện 1 lần/năm. Theo quy định thì báo cáo này bao gồm báo cáo quản lý CTNH, báo cáo quan trắc môi trường định kỳ, báo cáo quản lý phế liệu nhập khẩu, báo cáo quản lý CTR/CTNH,….

Trên đây là một số loại báo cáo, giấy phép môi trường quan trọng mà doanh nghiệp phải có sau khi doanh nghiệp đi vào hoạt động chính thức. Trong nhiều năm qua, Dịch vụ tư vấn môi trường Hợp Nhất đã đồng hành và hỗ trợ cho hàng trăm doanh nghiệp khác nhau hoàn thiện nhiều loại HSMT quan trọng.

Nếu bạn cần tư vấn thêm nhiều giải pháp, những yếu tố quan trọng cũng như quy trình, thủ tục thực hiện hồ sơ thì hãy liên hệ ngay Hotline 0938.857.768.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *