Dịch vụ làm giấy phép môi trường

Phí thẩm định cấp giấy phép môi trường

Kể từ năm 2022 trở về sau, thẩm định giấy phép môi trường chính thức có hiệu lực thi hành và áp dụng chi tiết đối với một số dự án đầu tư quy định trong Luật BVMT 2020. Điểm khác biệt lớn nhất của giấy phép môi trường so với những hồ sơ môi trường khác là việc tích hợp cùng lúc nhiều loại giấy phép thành phần với nhau như giấy phép xả thải.

Điều này không làm khó khăn đối với doanh nghiệp mà thay vào đó sẽ mang lại nhiều lợi ích đối với doanh nghiệp như cắt giảm thủ tục hành chính, giảm chi phí lập HSMT so với trước đây. Vậy với việc ban hành GPMT thì chi phí thẩm định cấp GPMT được quy định như thế nào? Đây là nhu cầu được nhiều doanh nghiệp thắc mắc trong thời gian gần đây, và những thông tin dưới đây sẽ làm rõ vấn đề này.

Phí thẩm định cấp giấy phép môi trường

1. Đối với chi phí thẩm định

Các quy định chi tiết mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và phí thẩm định cấp giấy phép môi trường tại Thông tư 02/2022/TT-BTC. Căn cứ theo đó thì phí thẩm định cấp GPMT là 45 triệu đồng. Cụ thể:

  • Đối với dự án hoặc cơ sở thuộc nhóm I có mức phí là 50 triệu đồng/giấy phép.
  • Đối với dự án hoặc cơ sở thuộc nhóm II hoặc cơ sở nằm trên địa bàn từ 2 đơn vị hành chính cấp tỉnh trở lên hoặc nằm trên vùng biển chưa xác định trách nhiệm quản lý hành chính của UBND cấp tỉnh thì có mức phí 45 triệu đồng/giấy phép.

2. Đối với chi phí điều chỉnh GPMT

Việc điều chỉnh giấy phép môi trường là 15 triệu đồng/giấy phép/dự án/cơ sở được tính theo lần thẩm định cấp, cấp lại, điều chỉnh GPMT (trừ chi phí đi lại của đoàn kiểm tra thực tế, phí lấy mẫu, phân tích mẫu chất thải theo quy định).

Người nộp phí chịu trách nhiệm thẩm định trong thời gian 10 ngày làm việc tính từ thời điểm nộp hồ sơ cấp, cấp lại, điều chỉnh giấy phép. Cơ quan thẩm định tổ chức thu phí theo quy định của Thông tư là Bộ TNMT, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng hoặc cơ quan nhà nước thuộc 3 bộ được giao nhiệm vụ thẩm định cấp, cấp lại, điều chỉnh GPMT.

Nếu cơ quan nhà nước được khoán chi phí hoạt động từ nguồn thu phí của chính phủ thì lệ phí được trích lại 90% số tiền phí thu được để trang trải chi phí cho nội dung theo quy định của Nghị định 120/2016/NĐ-CP. Đồng thời, 10% số tiền phí sẽ thu vào ngân sách nhà nước.

Kể từ ngày 11/01/2022 thì Thông tư 02/2022/TT-BTC có hiệu lực thi hành thay thế cho Thông tư 59/2017/TT-BTC của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí xác nhận đủ điều kiện về BVMT trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất.

Theo nhiều quy định mới, cơ sở sản xuất, doanh nghiệp lúng túng trong vấn đề lập hồ sơ xin cấp giấy phép môi trường đối với dự án của mình. Do đó, hãy liên hệ ngay Công ty môi trường Hợp Nhất để được tư vấn dịch vụ chi tiết nhất qua Hotline 0938 587 768.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *