Dịch vụ làm giấy phép môi trường

Phân loại và cách lập giấy phép xả thải

Trong các hồ sơ môi trường doanh nghiệp cần có thì giấy phép xả thải chính là hồ sơ quan trọng mà nhiều doanh nghiệp gặp không ít trở ngại. Một trong những vấn đề liên quan là các yêu cầu khi cấp giấy phép xả thải vào nguồn nước và giấy phép xả thải vào các công trình thủy lợi.

Cấp giấy phép xả thải cho quy mô xả thải nhỏ

Cơ sở sản xuất có quy mô nhỏ thì có phải xin giấy phép xả thải vào nguồn nước không? Nếu có thì chủ cơ sở cần chuẩn bị những loại hồ sơ quan trọng nào?

Trường hợp các cơ sở sản xuất có quy mô xả thải nhỏ thì cần căn cứ theo Điều 37 của Luật Tài nguyên nước 2012 không cần phải xin giấy phép xả thải khi nguồn thải không chứa chất độc hại, chất phóng xạ. Ngược lại, nếu nguồn thải chứa nhiều hóa chất, thành phần ô nhiễm phức tạp phải được cơ quan nhà nước cấp giấy phép xả thải.

Trường hợp không cần xin giấy phép

Nếu như bạn thuộc một trong những trường hợp quy định trong khoản 3 Điều 6 của Nghị định 201/2013/NĐ-CP thì không phải xin cấp giấy phép:

  • Trường hợp cơ sở có quy mô xả thải không quá 5 m3/ngày đêm, đồng thời không chứa chất độc hại, chất phóng xạ.
  • Trường hợp cơ sở đấu nối vào HTXLNT tập trung đã được cấp giấy phép và thỏa thuận, hợp đồng xử lý nước thải với tổ chức, cá nhân có khả năng vận hành hệ thống.
  • Trường hợp cơ sở có nuôi trồng thủy sản không vượt quá 10.000 m3/ngày đêm.

Trường hợp bắt buộc phải xin cấp phép

  • Cơ sở dệt nhuộm, may mặc, giặt là (giặt tẩy), luyện kim, tái chế, mạ kim loại, sản xuất linh kiện điện tử.
  • Cơ sở chế biến khoáng sản, hóa chất, hóa dầu, dầu mỏ, giấy, cao su, nhà máy sản xuất dược phẩm, sản phẩm thủ công, thuốc BVTV, sản xuất mực in, chế biến bột sắn, bột ngọt.
  • Cơ sở khám chữa bệnh, thí nghiệm hóa chất, chất phóng xạ.
Phân loại và cách lập giấy phép xả thải
Phân loại và cách lập giấy phép xả thải

Thủ tục xin giấy phép

Trường hợp phải lập giấy phép xả thải thì bạn cần chuẩn bị những hồ sơ quan trọng như:

  • Chủ giấy phép nộp đơn đề nghị cấp giấy phép mới.
  • Đề án xả thải vào nguồn nước, báo cáo hiện trạng xả thải.
  • Phải có kết quả phân tích liên quan đến chất lượng nguồn tiếp nhận.
  • Thời điểm lấy mẫu phân tích nước không quá 3 tháng.
  • Sơ đồ vị trí khu vực xả thải.
  • Hóa đơn tiền điện, nước.
  • ….

Quy định giấy phép xả thải vào công trình thủy lợi

Hiện nay có khá nhiều tranh cãi liên quan đến giấy phép xả thải vào nguồn nước và giấy phép xả thải vào công trình thủy lợi. Các công trình này giữ vai trò quan trọng đối với ngành nông nghiệp trong việc điều hòa, cung cấp nguồn nước tưới cho cây trồng.

Do đó việc cấp giấy phép xả thải phải được xem xét, đánh giá với quy mô thích hợp, nguồn thải không chứa chất độc hại, chất phóng xạ gây hại. Việc cấp phép phải do Bộ NN&PTNT, UBND cấp tỉnh.

Quy trình thẩm định và cấp giấy phép

Cơ quan có thẩm quyền sẽ thẩm định giấy phép thông qua các tiêu chí như đặc điểm công trình thủy lợi, hồ sơ thiết kế, quy hoạch thủy lợi đã phê duyệt, khả năng tiếp nhận của hệ thống công trình và tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về chất lượng nước thải.

Nếu một trong những vấn đề này không đảm bảo thì cơ quan quản lý không cấp phép. Loại giấy phép này có thời hạn tối đa 5 năm và được gia hạn nhiều lần, mỗi lần gia hạn tối đa là 3 năm.

Hiện nay vì tính chất phức tạp và vấp phải nhiều ý kiến trái chiều nên Thông tư 25/2019/TT-BTNMT có quy định thêm về khái niệm giấy phép môi trường cho doanh nghiệp.

Theo đó thì cả giấy phép xả thải vào nguồn nước và vào công trình thủy lợi sẽ tích cùng nhiều loại giấy phép khác thành một loại giấy phép duy nhất. Nhờ vậy mà đã giảm bớt gánh nặng về thủ tục hành chính, tiết kiệm nhiều thời gian và chi phí cho doanh nghiệp.

Nếu như bạn cần tư vấn các loại hồ sơ môi trường khác thì hãy liên hệ ngay với Công ty môi trường Hợp Nhất qua Hotline 0938.857.768 để được tư vấn nhiều thông tin chi tiết nhất.

Lưu ý: Các thông tin, chủ đề chúng tôi cung cấp chỉ có giá trị tham khảo. Trong quá trình áp dụng các quy định của pháp luật về tài nguyên và môi trường: quý bạn đọc cần tra cứu - cập nhật hiệu lực pháp luật hiện hành của từng điều luật, văn bản quy phạm pháp luật có liên quan để áp dụng cho đúng!