Dịch vụ làm giấy phép môi trường

Khi nào lập kế hoạch bảo vệ môi trường

Khi nào lập kế hoạch bảo vệ môi trường? Đây là một câu hỏi phổ biến mà công ty tư vấn thủ tục hồ sơ môi trường Hợp Nhất nhận được khi các chủ đầu tư, doanh nghiệp liên hệ tới chúng tôi.

Nghị định 40/2019/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật BVMT làm rõ thêm các nội dung cũng như quy định chi tiết đối tượng lập kế hoạch bảo vệ môi trường. Nếu như chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ vẫn chưa xác định chính xác thời điểm làm hồ sơ môi trường này thì hãy liên hệ ngay dịch vụ tư vấn môi trường Hợp Nhất theo Hotline 0938.857.768 để được hướng dẫn chi tiết và miễn phí nhé!

Khi nào lập kế hoạch bảo vệ môi trường
(Hình: Khi nào lập kế hoạch bảo vệ môi trường)

Đối tượng lập kế hoạch bảo vệ môi trường theo Nghị định 40

Tại khoản 11 Điều 1 của Nghị định 40/2019/NĐ-CP, thì đối tượng lập kế hoạch bảo vệ môi trường đã được thu hẹp lại so với trước đây. Cụ thể các dự án:

  • Dự án đầu tư mới hoặc dự án mở rộng quy mô, nâng công suất có tổng quy mô, công suất của cơ sở đang hoạt động và phần đầu tư mới thuộc đối tượng quy định tại cột 5 Phụ lục II Mục I ban hành kèm theo Nghị định này.
  • Dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoặc dự án, phương án đầu tư mở rộng quy mô, nâng công suất các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, có phát sinh nước thải từ 20 m3/ngày đêm (24 giờ) đến dưới 500 m3/ngày (24 giờ) hoặc chất thải rắn từ 01 tấn/ngày (24 giờ) đến dưới 10 tấn/ngày (24 giờ) hoặc khí thải từ 5.000 m3 khí thải/giờ đến dưới 20.000 m3 khí thải/giờ (bao gồm cơ sở đang hoạt động và phần mở rộng) trừ các dự án đầu tư sản xuất, kinh doanh, dịch vụ quy định tại cột 3 Phụ lục II Mục I ban hành kèm theo Nghị định này.

Về lĩnh vực cải tạo mặt bằng đất nông nghiệp để trồng cây thì các trường hợp dưới đây cũng phải lập kế hoạch bảo vệ môi trường:

  • Dự án đầu tư xây dựng có san lấp hồ, ao, đầm, phá có diện tích dưới 05 ha tại đô thị, khu dân cư hoặc dưới 10 ha tại các vùng hồ, ao, đầm, phá (Mục 2 Phụ lục II).
  • Dự án nạo vét kênh mương, lòng sông, hồ có diện tích khu vực nạo vét dưới 10 ha hoặc tổng khối lượng nạo vét dưới 100.000 m3 (mục 4 Phụ lục II).
  • Dự án có hạng mục với quy mô tương đương hoặc tính chất tương tự như các dự án trên (mục 107 Phụ lục II).

Trường hợp nào dự án phải lập lại kế hoạch bảo vệ môi trường

Chủ dự án, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ phải thực hiện kế hoạch BVMT xác nhận theo quy định tại Điều 33 Luật BVMT. Và chủ dự án thuộc các trường hợp sau phải lập lại kế hoạch BVMT:

  • Dự án thay đổi địa điểm hoạt động.
  • Dự án không triển khai thực hiện trong vòng 24 tháng kể từ ngày kế hoạch BVMT đã được xác nhận.
  • Dự án thay đổi tính chất hoặc quy mô đến mức thuộc đối tượng lập báo cáo đánh giá tác động môi trường thì chủ dự án phải lập đtm và gửi cơ quan có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt.

Căn cứ theo Điều 34 Luật BVMT thì cơ quan nhà nước có trách nhiệm:

  • Kiểm tra tổ chức thực hiện biện pháp BVMT đã được xác nhận.
  • tiếp nhận và xử lý kiến nghị về BVMT của chủ dự án.
  • Phối hợp chủ dự án xử lý sự cố môi trường xảy ra trong quá trình thực hiện.
Công ty xử lý môi trường
(Hình: Công ty xử lý môi trường Hợp Nhất)

Trên đây là những trường hợp quy định đối tượng phải lập kế hoạch bảo vệ môi trường theo quy định của Nhà nước. Nếu Quý Doanh nghiệp cần hỗ trợ bất kỳ thông tin nào, vui lòng liên hệ trực tiếp với Hợp Nhất để được hướng dẫn chi tiết nhé!

Lưu ý: Các thông tin, chủ đề chúng tôi cung cấp chỉ có giá trị tham khảo. Trong quá trình áp dụng các quy định của pháp luật về tài nguyên và môi trường: quý bạn đọc cần tra cứu - cập nhật hiệu lực pháp luật hiện hành của từng điều luật, văn bản quy phạm pháp luật có liên quan để áp dụng cho đúng!