Dịch vụ làm giấy phép môi trường

Kỹ thuật quan trắc theo quy định mới

Theo quy định mới, các doanh nghiệp cần áp dụng kỹ thuật quan trắc môi trường nào? Quy trình thực hiện, hồ sơ và thủ tục cần thiết, vị trí và thông số quan trắc?

Nhằm hoàn thiện các chính sách quản lý môi trường ngày càng hiệu quả hơn, cơ quan nhà nước đã xây dựng và cho phép Thông tư 10/2021/TT-BTNMT có hiệu lực thi hành từ ngày 16/8/2021 thay thế và bổ sung nhiều nội dung quan trọng về kỹ thuật.

Theo đó, Thông tư sẽ phổ biến nhiều quy định mới về cách kiểm tra chất chuẩn, điều kiện hoạt động trạm quan trắc môi trường tự động, cách truyền nhận số liệu, hướng dẫn cách quan trắc nước dưới đất, hướng dẫn về các biểu mẫu báo cáo,… nhằm giúp doanh nghiệp thực hiện hiệu quả theo đúng nội dung Thông tư.

Kỹ thuật quan trắc môi trường theo Thông tư 10

Vừa qua Thông tư 10/2021/TT-BTNMT quy định kỹ thuật quan trắc môi trường, quản lý thông tin, dữ liệu quan trắc chất lượng môi trường được Bộ TNMT phổ biến và cho phép có hiệu lực thi hành.

Hiện nay, các kỹ thuật được quy định chặt chẽ trong nhiều văn bản luật như Thông tư 24/2017/TT-BTNMT, Nghị định 40/2019/NĐ-CP với đầy đủ quy định về đối tượng, kỹ thuật cùng các cách kiểm soát chất lượng trong quan trắc môi trường.

Tại một số quy định cũ, nhiều nội dung cần được điều chỉnh, cập nhật và bổ sung. Chính vì thế, các cơ quan môi trường phối hợp cùng nhiều chuyên gia, cơ quan, tổ chức liên quan để hình thành Thông tư mới về kỹ thuật quan trắc cùng cách quản lý thông tin, dữ liệu quan trắc. Theo đúng chỉ thị thì Thông tư 10/2021/TT-BTNMT sẽ thay thế Thông tư 24/2017/TT-BTNMT và Thông tư 43/2015/TT-BTNMT.

Kỹ thuật quan trắc môi trường theo quy định mới

Nội dung chính của thông tư liên quan đến quy định kỹ thuật quan trắc với chất lượng không khí xung quanh, tiếng ồn, nước mặt, nước dưới đất, nước biển, nước mưa; các quy định về quan trắc chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy, kỹ thuật quan trắc nước thải, khí thải, bùn thải từ HTXLNT.

Đồng thời, Thông tư cũng quy định về chất lượng, kiểm soát chất lượng quan trắc, yêu cầu cơ bản, đặc tính kỹ thuật về trạm quan trắc nước thải, khí thải tự động, liên tục. Quan trọng là Thông tư còn yêu cầu về việc nhận, truyền và quản lý dữ liệu quan trắc, cung cấp và chia sẻ thông tin, dữ liệu về chất lượng môi trường.

Chương trình và quản lý dữ liệu quan trắc

Chương trình được thiết kế và xây dựng phải phù hợp với mục tiêu quan trắc theo chính sách, pháp luật về BVMT, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch quản lý môi trường, cách quy hoạch mạng lưới quan trắc cùng nhiều thông tin cần thu thập.

Căn cứ vào quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, địa phương theo yêu cầu của cơ quan quản lý làm tiêu chí xác định thông số quan trắc theo đúng tần suất phù hợp.

Đối với việc quản lý dữ liệu phải được kiểm tra, xử lý và đánh giá. Kết quả chỉ được chấp nhận khi nhận được kết quả phân tích mẫu QC đảm bảo độ tin cậy. Còn xử lý thống kê dựa vào số lượng mẫu và nội dung báo cáo bằng cách dùng nhiều phương pháp khác nhau.

Tất cả tài liệu, dữ liệu cùng hồ sơ về quan trắc phải được chuẩn bị đầy đủ, trung thực, được lưu giữ và quản lý theo đúng quy định. Dữ liệu quan trắc gồm kết quả quan trắc chất lượng môi trường định kỳ, quan trắc môi trường tự động, liên tục phù hợp với chương trình quan trắc.

Còn báo cáo kết quả quan trắc môi trường định kỳ gồm báo cáo quan trắc theo từng đợt, theo năm (quan trắc định kỳ) hoặc báo cáo quan trắc theo quý và năm (đối với quan trắc tự động, liên tục).

Lưu ý: Các thông tin, chủ đề chúng tôi cung cấp chỉ có giá trị tham khảo. Trong quá trình áp dụng các quy định của pháp luật về tài nguyên và môi trường: quý bạn đọc cần tra cứu - cập nhật hiệu lực pháp luật hiện hành của từng điều luật, văn bản quy phạm pháp luật có liên quan để áp dụng cho đúng!