Dịch vụ làm giấy phép môi trường

Kế hoạch quản lý nguồn nước mặt

Luật BVMT 2020 sẽ có nhiều nội dung, quy định mang tính mạnh mẽ và quyết liệt hơn đối với các hành vi làm ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nước. Theo đó các cơ quan quản lý Nhà nước sẽ không phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo ĐTM doanh nghiệp hoặc cấp giấy phép môi trường đối với dự án đầu tư mới có hoạt động xả thải vào nguồn nước không còn chức năng chịu tải.

Với những dự án này, chủ đầu tư bắt buộc phải có kế hoạch quản lý chất lượng nước mặt đối với sông, hồ liên tỉnh góp phần vào quá trình bảo vệ môi trường gắn liền với phát triển kinh tế – xã hội.

Tập trung quản lý nguồn xả thải

Trong thời gian tới, chất lượng nước mặt sẽ được theo dõi, quản lý và kiểm soát chặt chẽ hơn về khả năng chịu tải. Đối với nguồn xả thải phải được tính toán, xác định chính xác các thành phần, lưu lượng, nồng độ nhằm đảm bảo chất lượng và trầm tích để phù hợp với mục đích sử dụng.

Đối với những dự án có công nghệ XLNT đạt chuẩn đáp ứng quy định xả thải vào nguồn nước hoặc phương án tuần hoàn, tái sử dụng mà không làm phát sinh nước thải được phép hoạt động. Những dự án có nguy cơ gây ô nhiễm phải có phương án cải tạo, phục hồi và cải thiện chất lượng môi trường tài nguyên nước.

Việc xả thải không đúng cách sẽ khiến nhiều lưu vực sông bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Vì thế mà việc quản lý chất lượng nước phải tăng cường bảo tồn đa dạng sinh học, dòng chảy, nguồn nước và sử dụng nước hợp lý.

Các cơ quan quản lý sẽ có trách nhiệm đánh giá khả năng chịu tải, quản lý chất lượng mức độ ô nhiễm để đề xuất biện pháp xử lý ô nhiễm và tăng cường quản lý chất lượng tài nguyên nước. Với lưu vực sông liên tỉnh thì cơ quan địa phương phải thu thập thông tin, dữ liệu về hiện trạng môi trường, nguồn thải và tính toán tổng khối lượng nước thải để xây dựng kế hoạch quản lý chất lượng nước mặt.

Làm thế nào quản lý chất lượng nước?

Xác định khu vực ô nhiễm

Quy định về kế hoạch quản lý chất lượng môi trường nước phải phù hợp với quy hoạch quốc gia, nội dung bảo vệ môi trường và cân bằng các lợi ích kinh tế – xã hội. Những quy định mới sẽ tập trung đánh giá, dự báo xu hướng thay đổi về môi trường nước mặt; xác định vùng bảo hộ vệ sinh nơi lấy nước sinh hoạt, hành lang bảo vệ nguồn nước.

Cần xác định các khu vực có nguồn nước ô nhiễm, phát sinh trên diện rộng làm tăng nguy cơ tác động đến môi trường. Cần xác định loại hình, khối lượng nguồn thải chứa chất ô nhiễm thải vào môi trường, khả năng chịu tải, phân vùng, hạn ngạch xả thải và lộ trình xả thải nhất định.

Quản lý các công tác bảo vệ môi trường

Việc thực hiện tốt công tác BVMT không chỉ là trách nhiệm của doanh nghiệp mà còn giúp họ nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường, duy trì tốc độ phát triển bền vững. Giải pháp then chốt giải quyết hiệu quả những áp lực môi trường trên các lưu vực sông cần phát huy vai trò của các doanh nghiệp thực hiện đúng theo quy định BVMT.

Trong Luật BVMT cũng nêu rõ với trường hợp quy hoạch BVMT với kế hoạch quản lý chất lượng nước mặt phải phù hợp với quy hoạch BVMT quốc gia. Việc ban hành kế hoạch quản lý chất lượng môi trường nước phải trình hồ sơ đến Thủ tướng Chính phủ phê duyệt như tờ trình, dự thảo kế hoạch, dự thảo quyết định ban hành kế hoạch, báo cáo giải trình và tiếp thu ý kiến.

Việc bảo vệ nguồn nước sông liên tỉnh có ý nghĩa hết sức quan trọng. Quy định với những dự án có nguy cơ gây ô nhiễm phải tiến hành xây dựng các công trình xử lý nước thải và đồng thời phải xin cấp giấy phép xả thải vào nguồn nước. Chỉ khi các hoạt động quản lý nước được thực hiện đồng bộ thì sẽ hạn chế đến mức thấp nhất những tác động đến môi trường, nhất là nguồn tiếp nhận.

Lưu ý: Các thông tin, chủ đề chúng tôi cung cấp chỉ có giá trị tham khảo. Trong quá trình áp dụng các quy định của pháp luật về tài nguyên và môi trường: quý bạn đọc cần tra cứu - cập nhật hiệu lực pháp luật hiện hành của từng điều luật, văn bản quy phạm pháp luật có liên quan để áp dụng cho đúng!