Dịch vụ làm giấy phép môi trường

Quy định trong khai thác sử dụng tài nguyên nước

Mới đây Thông tư 17/2021/TT-BTNMT (có hiệu lực thi hành từ ngày 30/11/2021) quy định thêm về việc giám sát công trình sử dụng nước. Hiện nay các dự án khai thác sử dụng tài nguyên nước đều bắt buộc phải xin cấp giấy phép khai thác nước mặt/nước ngầm. 

Quy định trong Thông tư 17/2021/TT-BTNMT

  • Các dữ liệu khai thác, sử dụng tài nguyên nước phải đảm bảo tính chính xác, trung thực, khách quan và thuận lợi.
  • Để kiểm soát tốt hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên nước phải mang tính hệ thống, kịp thời, đầy đủ và liên tục.
  • Nhằm cung cấp thông tin giữa các địa phương phải mang tính thống nhất, thông tin được đồng bộ đối với các dữ liệu về không gian và thời gian.
  • Hình thức giám sát bằng hình thức tự động, trực tuyến, định kỳ hoặc bằng camera.
  • Cơ sở dữ liệu của công trình khai thác, sử dụng nước mặt gồm lưu lượng tối thiểu, lưu lượng xả thải, lưu lượng khai thác, sử dụng cho nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản và mục đích khác.
  • Cơ sở dữ liệu công trình khai thác, sử dụng nước dưới đất gồm mực nước trong giếng quan trắc, mực nước khai thác, lưu lượng và chất lượng trong quá trình khai thác.

Thông tư đảm bảo tính kết nối và chia sẻ thông tin

Nhằm quy định chi tiết một số vấn đề liên quan đến tài nguyên nước, Thông tư 17/2021/TT-BTNMT đảm bảo xây dựng hệ thống với khả năng kết nối, chia sẻ thông tin, dữ liệu từ dự án khai thác, sử dụng với cơ sở hạ tầng mạng, phần mềm quản lý giấy phép, giám sát đầy đủ giữa các địa phương.

Việc thực hiện các kế hoạch này một cách đồng bộ sẽ làm căn cứ cho hoạt động thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm trong vấn đề tuân thủ quy định về giấy phép khai thác, sử dụng tài nguyên nước. Đồng thời hệ thống giám sát từ trung ương đến địa phương phải đảm bảo yêu cầu kết nối, chia sẻ dữ liệu theo quy định về quản lý, kết nối và chia sẻ dữ liệu từ cơ quan nhà nước.

Đối với hệ thống giám sát trung ương cần đảm bảo kết nối, chia sẻ dữ liệu với hệ thống dữ liệu quan trắc tài nguyên và môi trường quốc gia, hệ thống thông tin chia sẻ dữ liệu đến hệ thống giám sát ở địa phương với công trình khai thác, sử dụng tài nguyên nước trên địa bàn của dự án.

Quy định trong khai thác, sử dụng

Đối với giám sát hoạt động khai thác nước mặt

  • Thông số giám sát như lưu lượng khai thác và chất lượng nước trong quá trình khai thác.
  • Chế độ giám sát: đối với lưu lượng khai thác không quá 12 giờ và tối thiểu 7 giờ cho việc khai thác, sử dụng nước cho sản xuất nông nghiệp, thủy sản. Đối với việc khai thác nước cho mục đích khác thì tổng lượng nước khai thác trong 1 ngày,…
  • Vị trí, thông số, tần suất quan trắc chất lượng nước cho quá trình giám sát thực hiện theo quy định giấy phép khai thác nước mặt.

Quy định việc giám sát hoạt động khai thác nước dưới đất

  • Thông số giám sát: lưu lượng khai thác, giếng đào, hố đào, hành lang, mạch lộ, hang động khai thác thuộc công trình, mực nước trong giếng khai thác, chất lượng nước trong quá trình khai thác.
  • Hình thức giám sát: với công trình có quy mô khai thác, sử dụng từ 200 m3 đến 3.000 m3/ngày đêm trở lên thì phải giám sát tự động, trực tuyến. Với công trình có quy mô từ 10 m3/ngày đêm đến dưới 200 m3/ngày đêm thì thực hiện giám sát định kỳ.
  • Chế độ giám sát: tự động, trực tuyến (không quá 1 giờ/lần), định kỳ (không quá 24 giờ/lần). Vị trí, thông số, tần suất quan trắc chất lượng nước cho quá trình giám sát thực hiện theo quy định giấy phép khai thác nước dưới đất.

Như vậy với cơ sở khai thác, sử dụng tài nguyên nước đã lắp đặt thiết bị, kết nối, truyền, cập nhật số liệu đến hệ thống giám sát theo đúng quy định của Thông tư 47/2017/TT-BTNMT thì phải điều chỉnh theo Thông tư 17/2021/TT-BTNMT.

Liên hệ ngay Công ty tư vấn hồ sơ môi trường Hợp Nhất để được hỗ trợ!

Lưu ý: Các thông tin, chủ đề chúng tôi cung cấp chỉ có giá trị tham khảo. Trong quá trình áp dụng các quy định của pháp luật về tài nguyên và môi trường: quý bạn đọc cần tra cứu - cập nhật hiệu lực pháp luật hiện hành của từng điều luật, văn bản quy phạm pháp luật có liên quan để áp dụng cho đúng!