Mỗi dự án với quy mô, công suất, lưu lượng, khối lượng chất thải khác nhau sẽ lập từng loại HSMT nhất định. Vậy khi thực hiện kế hoạch bảo vệ môi trường dự án cần lưu ý đến các vấn đề quan trọng nào?
Để hỗ trợ doanh nghiệp hiểu rõ hơn về bản chất, đặc trưng và thủ tục hoàn thiện hồ sơ tốt nhất, Hợp Nhất sẽ tổng hợp một số yêu cầu quan trọng liên quan đến hồ sơ môi trường này.
Lập kế hoạch bảo vệ môi trường dự án lưu ý gì?
Kế hoạch bảo vệ môi trường dự án là hồ sơ quan trọng áp dụng đối với đối tượng có quy mô, công suất nằm trong quy định của pháp luật. Hầu như tất cả cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ở nước ta đã thực hiện đầy đủ thủ tục đăng ký.
Tuy nhiên cũng có không ít trường hợp thắc mắc khi nào lập kế hoạch bảo vệ môi trường? Cũng giống như báo cáo ĐTM, kế hoạch BVMT phải thực hiện trong giai đoạn chuẩn bị dự án đầu tư xây dựng.
Nhiều chủ dự án thường nhầm lẫn về vấn đề này, và hậu quả dẫn đến bị xử phạt vi phạm hành chính vì không lập hồ sơ môi trường đúng theo thời điểm quy định của pháp luật.
Và để thực hiện kế hoạch một cách hoàn chỉnh và đầy đủ nhất đòi hỏi cần chuẩn bị thủ tục, hồ sơ, tổng hợp các thông tin, dữ liệu quan trọng liên quan đến dự án. Đồng thời phải dự báo chính xác các nguồn thải ô nhiễm để kịp thời lên phương án xử lý hiệu quả nhất.
Phân loại kế hoạch BVMT
Sau khi xác định mình thuộc đối tượng phải lập kế hoạch BVMT, bước tiếp theo quan trọng chẳng kém cần xác định dự án thuộc thẩm quyền xác nhận cấp huyện hay cấp tỉnh. Để hiểu rõ điều này, Hợp Nhất sẽ phân loại các dự án cụ thể như sau:
Kế hoạch bảo vệ môi trường cấp tỉnh
- Áp dụng với dự án nằm trên địa bàn 2 huyện trở lên.
- Áp dụng với dự án trên vùng biển có chất thải đưa vào địa bàn tỉnh xử lý.
- Áp dụng với dự án quy mô lớn và có nguy cơ tác động xấu đến môi trường.
Kế hoạch bảo vệ môi trường cấp huyện
- Áp dụng với dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ nằm trên địa bàn (trừ dự án thuộc thẩm quyền cấp tỉnh).
- Áp dụng với dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ quy mô hộ gia đình nằm trên địa bàn một xã (UBND huyện ủy quyền cho UBND cấp xã).
Kế hoạch BVMT do Ban quản lý KCN, KCX, KKT xác nhận
- Áp dụng với các dự án đầu tư, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ nằm trong khu vực KCN, khu chế xuất, khu kinh tế.
Thủ tục đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường dự án
Chủ dự án phải tổng hợp hồ sơ đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường gửi trực tiếp hoặc gửi đường bưu điện đến Sở TNMT và UBND cấp huyện xác nhận. Theo đó, bạn phải cần chuẩn bị các hồ sơ quan trọng dưới đây:
- 1 văn bản đề nghị đăng ký kế hoạch BVMT.
- 3 bản kế hoạch BVMT của dự án, cơ sở sản xuất, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.
- Nộp 1 báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc báo cáo kinh tế – kỹ thuật.
Theo quy định của Nghị định 40/2019/NĐ-CP thì trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ thời điểm nộp đủ hồ sơ hợp lệ thì cơ quan quản lý có trách nhiệm xem xét, xác nhận kế hoạch BVMT. Nếu trường hợp chưa xác nhận thì phải có thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do (nội dung cần bổ sung, hoàn thiện).
Hướng dẫn lập kế hoạch bảo vệ môi trường dự án
Trường hợp dự án mở rộng quy mô, nâng công suất hoặc thay đổi công nghệ đang hoạt động phải lập lại kế hoạch BVMT. Đồng thời, chủ dự án cần làm rõ thông tin về thực trạng sản xuất, kinh doanh, dịch vụ. Liệt kê đầy đủ các công trình, thiết bị, hạng mục công trình tiếp tục sử dụng trong dự án nếu mở rộng quy mô, nâng công suất hoặc thay đổi công nghệ.
Trong suốt quá trình dự án xây dựng cần tổ chức các biện pháp bảo vệ môi trường, đặc biệt quan trắc môi trường theo từng giai đoạn. Cụ thể, chủ dự án phải giám sát lưu lượng khí thải, nước thải, chất thải rắn, CTNH với đầy đủ thông số, lưu lượng, nồng độ ô nhiễm. Tần suất quan trắc đối với đối tượng lập kế hoạch BVMT diễn ra 6 tháng/lần (quy định trong Thông tư 25/2019/TT-BTNMT).
Công ty môi trường Hợp Nhất chuyên lập kế hoạch bảo vệ môi trường phòng khám, cơ sở nuôi trồng thủy sản, sản xuất giấy, gốm, khách sạn, chăn nuôi,… Quý KH cần hỗ trợ về bất kỳ thông tin nào liên quan thì hãy liên hệ ngay Hotline 0938.857.768 để được hỗ trợ tốt nhất.
Lưu ý: Các thông tin, chủ đề chúng tôi cung cấp chỉ có giá trị tham khảo. Trong quá trình áp dụng các quy định của pháp luật về tài nguyên và môi trường: quý bạn đọc cần tra cứu - cập nhật hiệu lực pháp luật hiện hành của từng điều luật, văn bản quy phạm pháp luật có liên quan để áp dụng cho đúng!