Dịch vụ làm giấy phép môi trường

Lập kế hoạch bảo vệ môi trường cho phòng khám

Việc xây dựng các cơ sở khám và chữa bệnh ngày càng nhận được sự quan tâm của cơ quan chức năng. Vì nước thải phòng khám đe dọa đến chất lượng môi trường. Cho nên đối với các phòng khám đã và đang hoạt động phải lập kế hoạch bảo vệ môi trường cho phòng khám nhằm hạn chế và giảm tải mức độ ô nhiễm môi trường tại các địa điểm này gây ra.

Thực trạng tại các bệnh viện, phòng khám

Thực trạng tại các bệnh viện tuyến trung ương hiện nay trước hết phải kể đến tình trạng quá tải. Tuy đã có nhiều cải tiến nhưng cơ sở vật chất tại một số phòng khám vẫn chưa đạt chuẩn nên việc xây mới phòng khám là điều tất yếu.

Vì thế, một số mô hình phòng khám mới với quy mô và tính chất hoạt động như liên doanh, liên kết với nhà đầu tư nước ngoài hoặc liên kết với các tuyến bệnh viện khác nhằm mang đến mô hình khám, chữa bệnh hoàn chỉnh.

Nhờ vậy mà bước đầu các mô hình này đạt được nhiều tích cực lớn với quy mô và số giường bệnh tăng lên đáng kể. Đặc biệt giúp hạn chế tình trạng quá tải tại một số cơ sở khám, chữa bệnh khác.

Lập kế hoạch bảo vệ môi trường cho phòng khám
(Hình: Lập kế hoạch bảo vệ môi trường)

Đối tượng phải lập kế hoạch bảo vệ môi trường cho phòng khám

Căn cứ theo Nghị định số 40/2019/NĐ-CP có quy định rõ đối tượng phải lập kế hoạch bảo vệ môi trường cho phòng khám là dự án đầu tư xây dựng cơ sở khám chữa bệnh và cơ sở y tế khác từ 20 – 100 giường bệnh.

Căn cứ pháp lý lập kế hoạch bảo vệ môi trường cho phòng khám

  • Căn cứ luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 ban hành ngày 23/06/2014.
  • Căn cứ Thông tư 27/2015/TT-BTNMT ngày 29/05/2015 hướng dẫn về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và lập kế hoạch bảo vệ môi trường.
  • Căn cứ Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ban hành ngày 14/02/2015 quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và lập kế hoạch bảo vệ môi trường.
  • Căn cứ Nghị định 40/2019/NĐ-CP ban hành ngày 13/05/2019 có sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành luật bảo vệ môi trường.

Quy trình thực hiện kế hoạch bảo vệ môi trường cho phòng khám

Bước 1

  • Khảo sát, thu thập thông tin và đánh giá hiện trạng môi trường xung quanh có liên quan đến điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội.

Bước 2

  • Xác định các nguồn gây ô nhiễm như khí thải, nước thải, chất thải rắn, tiếng ồn có phát sinh trong quá trình hoạt động của phòng khám.

Bước 3

  • Tìm hiểu và xem xét mức độ tác động của các nguồn gây ô nhiễm đến các yếu tố tài nguyên và môi trường.

Bước 4

  • Đánh giá các giải pháp tổng thể về các công trình bảo vệ môi trường được thực hiện.

Bước 5

  • Đề xuất biện pháp giảm thiếu, hạn chế và dự phòng sự cố môi trường.

Bước 6

  • Đề xuất phương án xử lý nước thải, khí thải. Cùng phương pháp thu gom và xử lý chất thải rắn từ hoạt động của phòng khám.

Bước 7

  • Xây dựng hoàn chỉnh các chương trình giám sát môi trường.

Bước 8

Bước 9

  • Chờ và nhận quyết định phê duyệt kế hoạch BVMT.

Hồ sơ đăng ký lập kế hoạch bảo vệ môi trường cho phòng khám

  • Giấy đăng ký kinh doanh
  • Giấy phép đầu tư
  • Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
  • Bản vẽ vị trí hệ thống
  • Bản vẽ hệ thống thoát nước mưa
  • Bản vẽ mặt bằng tổng thể
Công ty môi trường
(Hình: Công ty tư vấn môi trường Hợp Nhất)

Công ty lập kế hoạch bảo vệ môi trường cho phòng khám uy tín – chất lượng

Với phương châm “Hợp tác cùng sự phát triển bền vững”, công ty môi trường Hợp Nhất mong muốn sẽ sát cánh cùng Quý doanh nghiệp trong việc giải quyết các vấn đề môi trường và phấn đấu trở thành đơn vị cung cấp dịch vụ môi trường tốt nhất hiện nay. Chúng tôi cam kết tất cả các loại hồ sơ môi trường doanh nghiệp cần có khi thực hiện tại Hợp Nhất sẽ hoàn thiện trong thời gian nhanh chóng, chất lượng và giảm tải tình trạng phát sinh các vấn đề hay sự cố xảy ra.

Dịch vụ tư vấn môi trường của chúng tôi gồm:

  • Lập báo cáo đánh giá tác động môi trường định kỳ hằng năm.
  • Lập báo cáo kết quả quan trắc môi trường định kỳ hằng năm.
  • Lập hồ sơ xả thải.
  • Đăng ký sổ chủ nguồn thải nguy hại.
  • Đăng ký giấy phép khai thác nước ngầm/nước mặt.
  • Lập ĐTM.

Lưu ý: Các thông tin, chủ đề chúng tôi cung cấp chỉ có giá trị tham khảo. Trong quá trình áp dụng các quy định của pháp luật về tài nguyên và môi trường: quý bạn đọc cần tra cứu - cập nhật hiệu lực pháp luật hiện hành của từng điều luật, văn bản quy phạm pháp luật có liên quan để áp dụng cho đúng!