Cả ĐTM (báo cáo đánh giá tác động môi trường) và GPMT (giấy phép môi trường) muốn được phê duyệt phải thông qua hội đồng thẩm định để đưa ra ý kiến, nhận xét. Dựa vào đó chủ đầu tư phải điều chỉnh, bổ sung để hồ sơ, báo cáo được hoàn chỉnh, đầy đủ và chi tiết hơn. Vậy việc tổ chức hội đồng để thẩm định ĐTM và GPMT liệu có những khác biệt nào, cùng Công ty tư vấn môi trường Hợp Nhất tìm hiểu ngay những thông tin dưới đây.
1. Hội đồng thẩm định báo cáo ĐTM
Căn cứ theo Điều 13 của Luật BVMT 2020 thì việc lập hội đồng để thẩm định ĐTM bao gồm các quy định dưới đây:
- Có trách nhiệm tư vấn thủ trưởng cơ quan thẩm định, chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả thẩm định
- Nguyên tắc làm việc: công khai giữa các thành viên hội đồng, với chủ dự án, cơ sở theo hình thức tổ chức theo phiên họp chính thức cùng với các chuyên đề do chủ tịch hội đồng quyết định
- Điều kiện tổ chức hội đồng thẩm định:
+ Có sự tham gia của 2/3 số lượng thành viên hội đồng trở lên (chủ tịch/phó chủ tịch hội đồng được ủy quyền, ủy viên thư ký và ít nhất 1 ủy viên phản biện) đối với báo cáo ĐTM dự án
+ Đại diện có thẩm quyền của chủ dự án đầu tư, cơ sở cũng phải tham gia.
+ Đã nộp phí thẩm định báo cáo ĐTM, thẩm định phương án cải tạo, phục hồi môi trường theo quy định.
+ Thành viên hội đồng chịu trách nhiệm nhận xét, đánh giá đối với báo cáo ĐTM và được cung cấp tài liệu họp ít nhất 3 ngày trước phiên họp hội đồng.
+ Kết quả: thông qua không cần chỉnh sửa, bổ sung; không thông qua và thông qua với điều kiện phải chỉnh sửa, bổ sung.
2. Quy định cấp giấy phép môi trường
Đối với hội đồng để thẩm định GPMT dựa vào Điều 18 của Thông tư 02/2022/TT-BTNMT quy định chi tiết dưới đây:
- Tư vấn cơ quan cấp phép và chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả thẩm định.
- Tiếp đó, đoàn kiểm tra, tổ kiểm tra cấp GPMT cần kiểm tra thực tế tại địa điểm thực hiện dự án cũng như đối chiếu với hồ sơ đề nghị cấp, cấp điều chỉnh, cấp lại GPMT dự án tuân thủ đúng quy định của pháp luật về BVMT và chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả kiểm tra.
- Nguyên tắc của hội đồng thẩm định theo hình thức công khai.
3. Điều kiện để tổ chức hội đồng thẩm định
+ Phải có 2/3 thành viên (sự tham gia đầy đủ của chủ tịch hoặc phó chủ tịch hội đồng ủy quyền, tổ trưởng hoặc phó tổ trưởng được ủy quyền và thành viên thư ký).
+ Phải có sự tham gia của đại diện có thẩm quyền hoặc đại diện ủy quyền của chủ dự án đầu tư, cơ sở theo quy định.
+ Trong trường hợp, thành viên hội đồng mặt được gửi bản nhận xét trước phiên họp chính thức của hội đồng và được coi là ý kiến của thành viên tham dự phiên họp nhưng không viết phiếu thẩm định.
+ Thành viên hội đồng có trách nhiệm nghiên cứu hồ sơ đề nghị cấp GPMT, viết bản nhận xét, đánh giá nội dung và chịu trách nhiệm trước pháp luật về ý kiến, nhận xét của của mình.
+ Kết quả: thông qua không cần chỉnh sửa, bổ sung; không thông qua và thông qua với điều kiện phải chỉnh sửa, bổ sung.
+ Các chuyên gia xây dựng báo cáo đề xuất cấp GPMT không được tham gia vào hội đồng thẩm định, tổ thẩm định, đoàn kiểm tra cấp GPMT của dự án.
Việc thành lập hội đồng rất quan trọng đối với quy trình thực hiện đánh giá tác động môi trường và cấp GPMT. Do đó tùy thuộc vào mức độ tác động đến môi trường mà chủ dự án tiến hành các công việc quan trọng cho từng loại hồ sơ của mình. Cần hỗ trợ thêm hãy liên hệ ngay với Công ty tư vấn môi trường Hợp Nhất qua Hotline 0938 857 768.
Bộ phận Marketing & Truyền thông
Lưu ý: Các thông tin, chủ đề chúng tôi cung cấp chỉ có giá trị tham khảo. Trong quá trình áp dụng các quy định của pháp luật về tài nguyên và môi trường: quý bạn đọc cần tra cứu - cập nhật hiệu lực pháp luật hiện hành của từng điều luật, văn bản quy phạm pháp luật có liên quan để áp dụng cho đúng!