Các nhà máy sản xuất phân bón hoạt động rất dễ tác động đến môi trường nhất là chất thải. Ngoài việc xây dựng và hoàn thành các công trình BVMT thì việc lập các loại hồ sơ môi trường cho dự án cũng quan trọng chẳng kém. Dưới đây là thông tin về lập hồ sơ ĐTM nhà máy phân bón phải thực hiện.
1. Lập hồ sơ ĐTM nhà máy phân bón
1.2. Đối tượng thực hiện
Các nhà máy sản xuất phân bón nào thuộc đối tượng phải thực hiện hồ sơ ĐTM?
Theo Điều 30, Luật BVMT 2020, đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường là:
a) Dự án đầu tư nhóm I quy định tại khoản 3 Điều 28 của Luật này;
b) Dự án đầu tư nhóm II quy định tại các điểm c, d, đ và e khoản 4 Điều 28 của Luật này.
Cụ thể, theo Phụ lục II, Nghị định 08/2022/NĐ-CP, thì các đối tượng phải lập hồ sơ ĐTM là:
1.2. Cơ quan có thẩm quyền thẩm định báo cáo ĐTM
Theo Điều 35, Luật BVMT 2020, thẩm quyền thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường là:
1. Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với các dự án đầu tư sau đây, trừ dự án đầu tư quy định tại khoản 2 Điều này:
a) Dự án đầu tư nhóm I quy định tại khoản 3 Điều 28 của Luật này;
b) Dự án đầu tư nhóm II quy định tại các điểm c, d, đ và e khoản 4 Điều 28 của Luật này thuộc thẩm quyền quyết định hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư của Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ; dự án đầu tư nằm trên địa bàn từ 02 đơn vị hành chính cấp tỉnh trở lên; dự án đầu tư nằm trên vùng biển chưa xác định trách nhiệm quản lý hành chính của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; dự án đầu tư thuộc thẩm quyền cấp giấy phép khai thác khoáng sản, cấp giấy phép khai thác, sử dụng tài nguyên nước, cấp giấy phép nhận chìm ở biển, quyết định giao khu vực biển của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
2. Bộ Quốc phòng, Bộ Công an tổ chức thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với dự án đầu tư thuộc bí mật nhà nước về quốc phòng, an ninh.
3. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với dự án đầu tư trên địa bàn, trừ đối tượng quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này. Bộ, cơ quan ngang Bộ có trách nhiệm phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có dự án phải thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với dự án đầu tư thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư của mình.
2. Lập báo cáo công tác bảo vệ môi trường định kỳ
Đối với các nhà máy sản xuất phân bón có nguy cơ tác động đến môi trường bắt buộc phải quan trắc môi trường định kỳ chất thải trong khu vực phát sinh của dự án. Hiện nay, theo quy định của Thông tư 02/2022/TT-BTNMT thì báo cáo sẽ tích hợp trong Báo cáo công tác BVMT định kỳ thực hiện 1 lần/năm (nộp vào ngày 15/01 của năm tiếp theo) với nhiều loại hồ sơ khác như báo cáo quản lý chất thải rắn (CTR), chất thải nguy hại (CTNH).
Nội dung báo cáo quan trắc gồm kết quả hoạt động của các công trình xử lý chất thải, kết quả quan trắc định kỳ, tình hình quản lý – thu gom CTR, CTNH và kết quả cung cấp cho cơ quan nhà nước khi thanh, kiểm tra.
Cơ quan tiếp nhận báo cáo là cơ quan phê duyệt báo cáo ĐTM, cơ quan cấp GPMT, Sở TNMT và Ban quản lý các KCN.
Nếu Quý khách cũng đang tìm một đơn vị chuyên lập hồ sơ ĐTM uy tín, chất lượng, nhanh chóng ra hồ sơ và tiết kiệm chi phí, Quý khách có thể liên hệ Công ty tư vấn hồ sơ môi trường Hợp Nhất qua Hotline: 0938.857.768 hoặc bạn có thể để lại thông tin chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp để tư vấn miễn phí và đầy đủ hơn.
Bộ phận Truyền thông & Marketing: Tổng hợp
Lưu ý: Các thông tin, chủ đề chúng tôi cung cấp chỉ có giá trị tham khảo. Trong quá trình áp dụng các quy định của pháp luật về tài nguyên và môi trường: quý bạn đọc cần tra cứu - cập nhật hiệu lực pháp luật hiện hành của từng điều luật, văn bản quy phạm pháp luật có liên quan để áp dụng cho đúng!