Dịch vụ làm giấy phép môi trường

Lập ĐTM nhà máy sản xuất bao bì

Nhà máy sản xuất bao bì có thuộc đối tượng lập báo cáo đánh giá tác động môi trường không? Dưới đây mời các bạn cùng tham khảo một số thông tin về việc lập ĐTM nhà máy sản xuất bao bì.

Hoặc để tiết kiệm thời gian đọc bài viết và tra cứu các văn bản pháp luật về việc lập hồ sơ môi trường cho dự án của mình, các bạn có thể kết nối Zalo/Hotline: 0938.857.768 để được hỗ trợ nhanh chóng!

Lập ĐTM nhà máy sản xuất bao bì

1. Quy định về đối tượng lập ĐTM

Việc lập đánh giá tác động môi trường cho nhà máy sản xuất bao bì (ĐTM nhà máy sản xuất bao bì) là cách phòng ngừa mang lại lợi ích cho nhiều doanh nghiệp. ĐTM là công cụ kiểm soát hiệu quả nguồn ô nhiễm nhằm giải quyết kịp thời các vấn đề phát sinh, tạo sự chủ động và tính liên kết giữa doanh nghiệp với cơ quan chức năng nhằm ngăn chặn và giảm thiểu mức độ ô nhiễm đến mức thấp nhất.

Theo quy định tại Điều 30, Luật BVMT 2020, đối tượng phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường bao gồm: 

  • Dự án đầu tư nhóm I quy định tại khoản 3 Điều 28 của Luật này;
  • Dự án đầu tư nhóm II quy định tại các điểm c, d, đ và e khoản 4 Điều 28 của Luật này.

Theo Luật Đầu tư công 2019, thì dự án sản xuất bao bì thuộc lĩnh vực công nghiệp và chia thành nhóm A, nhóm B, nhóm C, căn cứ vào tổng mức đầu tư, cụ thể như sau:

  • Nhóm A: Dự án thuộc lĩnh vực công nghiệp có tổng mức đầu tư từ 1.000 tỷ đồng trở lên;
  • Nhóm B: Dự án thuộc lĩnh vực công nghiệp có tổng mức đầu tư từ 60 tỷ đồng đến dưới 1.000 tỷ đồng;
  • Nhóm C: Dự án thuộc lĩnh vực công nghiệp có tổng mức đầu tư dưới 60 tỷ đồng.

Theo quy định tại Phụ lục II, Nghị định 08/2022/NĐ-CP thì nhà máy sản xuất bao bì không nằm trong Danh mục loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường.

Theo quy định tại mục 5, phụ lục III, Nghị định 08/2022/NĐ-CP, dự án thuộc nhóm A có cấu phần xây dựng theo Luật đầu tư công và không thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường được phân loại vào nhóm I có nguy cơ tác động xấu đến môi trường ở mức độ cao quy định tại khoản 3 điều 28 Luật BVMT.

Quy định tại mục 2, phụ lục IV, Nghị định 08/2022/NĐ-CP, dự án thuộc nhóm A, nhóm B có cấu phần xây dựng theo Luật đầu tư công và không thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường được phân loại vào nhóm II có nguy cơ tác động xấu đến môi trường quy định tại khoản 4 điều 28 Luật BVMT.

Quy định tại mục 2, phụ lục V, Nghị định 08/2022/NĐ-CP, dự án thuộc nhóm C theo Luật đầu tư công, không thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, có phát sinh nước thải, khí thải phải được xử lý thì được phân loại vào nhóm III ít có nguy cơ tác động xấu đến môi trường quy định tại khoản 5 điều 28 Luật BVMT.

Tóm lại nhà máy sản xuất bao bì nếu có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường với quy mô, công suất trung bình nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường hoặc các thuộc dự án có yếu tố nhạy cảm về môi trường khác theo quy định của pháp luật mà không phải dự án đầu tư công khẩn cấp thì phải thực hiện đánh giá tác động môi trường. Tuy nhiên để biết chính xác cơ quan nào phê duyệt hồ sơ thì cần phải xét thêm các yếu tố khác tùy vào mỗi dự án. 

2. Hồ sơ lập ĐTM nhà máy sản xuất bao bì

Theo quy định tại Khoản 1, Điều 34, Luật BVMT 2020, hồ sơ đề nghị thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường bao gồm:

  • Đơn đề nghị thẩm phê duyệt ĐTM nhà máy sản xuất bao bì
  • Báo cáo đánh giá tác động môi trường
  • Báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc tài liệu tương đương với báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án đầu tư.

Ngoài ra, chủ đầu tư dự án cũng cần chuẩn bị thêm các giấy tờ có liên quan khác, bao gồm:

  • Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
  • Giấy phép kinh doanh
  • Bản vẽ mặt bằng tổng thể
  • Bản vẽ vị trí thoát nước mưa
  • Bản vẽ vị trí khu đất
  • Bản vẽ trình kinh tế kỹ thuật

3. Quy trình lập ĐTM nhà máy sản xuất bao bì

Doanh nghiệp có thể tham khảo thông tin, chuẩn bị hồ sơ và tự thực hiện báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc thuê đơn vị chuyên môn trong lĩnh vực này để thực hiện. Quy trình lập hồ sơ ĐMT ở mỗi dự án có thể khác nhau ở một vài bước nhưng cũng có một số công việc chung như sau: 

  • Tìm hiểu chi tiết về dự án với các yếu tố liên quan đến điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội, khí tượng thủy văn,… để tiến hành thu thập, tổng hợp những thông tin liên quan đến dự án nhà máy sản xuất bao bì
  • Thu thập và phân tích các mẫu nguồn ô nhiễm, đất, nước, không khí và đem đi thí nghiệm tại phòng thí nghiệm
  • Đánh giá, xác định nguồn gây ô nhiễm từ các dự án sản xuất, tiến hành phân loại chất thải trước và sau khi dự án kết thúc
  • Thực hiện quan trắc, đánh giá mức độ ô nhiễm từ nguồn ô nhiễm xác định
  • Xác định mức độ ảnh hưởng của chúng đến nguồn tài nguyên, môi trường, kinh tế – xã hội,… xung quanh dự án nhà máy sản xuất bao bì
  • Đề xuất giải pháp, phương án hạn chế mức độ ô nhiễm
  • Đề xuất biện pháp phòng ngừa và khắc phục hậu quả ô nhiễm môi trường
  • Tiến hành tham vấn ý kiến của UBND cấp xã và cộng đồng dân cư quanh khu vực dự án có tác động
  • Chuẩn bị hồ sơ và trình nộp lên cơ quan chức năng
  • Chờ và nhận phê duyệt báo cáo ĐTM

Quy trình các bước thực hiện báo cáo ĐTM

Những lợi ích cho lập ĐTM?

  • Tạo sự liên kết giữa các vấn đề môi trường với các yếu tố về kinh tế – xã hội trong quá trình dự án hoạt động nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững trong tương lai
  • Căn cứ vào nội dung ĐTM lựa chọn phương án đầu tư, với vị trí, quy mô, công nghệ, nguyên vật liệu đạt hiệu quả kinh tế cũng như mang tính khả thi tốt nhất vừa tạo ra nguồn kinh tế ổn định vừa tiết kiệm được thời gian của chủ dự án.
  • Chủ động phòng ngừa, ngăn chặn và giảm thiểu được nhanh chóng các tác động mà dự án ảnh hưởng xấu đến môi trường
  • Là căn cứ thông tin, thông số chuẩn xác từ dự án đến các cơ quan chức năng có thẩm quyền xem xét và thẩm định.

 

Hy vọng với những thông tin cơ bản trên đây mà dịch vụ tư vấn hồ sơ môi trường của Hợp Nhất sẽ giúp mọi người hiểu rõ và nắm vững dễ dàng quy trình thực hiện lập đánh giá tác động môi trường. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về vấn đề hồ sơ môi trường thì hãy liên hệ với chúng tôi theo Hotline: 0938 857 768 để được tư vấn và tham khảo báo giá. 

Lưu ý: Các thông tin, chủ đề chúng tôi cung cấp chỉ có giá trị tham khảo. Trong quá trình áp dụng các quy định của pháp luật về tài nguyên và môi trường: quý bạn đọc cần tra cứu - cập nhật hiệu lực pháp luật hiện hành của từng điều luật, văn bản quy phạm pháp luật có liên quan để áp dụng cho đúng!