Dịch vụ làm giấy phép môi trường

Cấp giấy phép môi trường theo quy định mới

Sắp tới việc cấp giấy phép môi trường theo quy định mới sẽ có nhiều thay đổi. Giấy phép môi trường trở thành hồ sơ môi trường doanh nghiệp cần có để làm căn cứ quan trọng để cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra, thanh tra các hoạt động BVMT theo quy định.

Vì thế mà trong Luật BVMT 2020 có quy định chi tiết đối tượng, nội dung, thẩm quyền, thời hạn cùng nhiều vấn đề khác liên quan. Để hiểu rõ hơn về những quy định mới này, cùng Công ty môi trường Hợp Nhất tìm hiểu ngay vấn đề này qua bài viết hôm nay.

1. Nội dung giấy phép môi trường

  • Phải có đầy đủ các tiêu chí như tên dự án, chủ dự án, địa điểm thực hiện.
  • Báo cáo ĐTM đã được cơ quan thẩm quyền phê duyệt.
  • Quá trình thực hiện dự án.
  • Kết quả đánh giá tác động từ chất thải phát sinh từ cơ sở xả thải.
  • Các kết quả giám sát, bảo trì, quản lý và công trình xử lý.
  • Đề xuất các biện pháp, kế hoạch phòng ngừa, ứng phó với sự cố môi trường.
  • Xác định các phương án về xử lý chất thải rắn.
  • Kết quả hoàn thành các công trình, biện pháp BVMT.
  • Lập kế hoạch và thời gian vận hành thử nghiệm.
  • Các kế hoạch quan trắc chất thải.

2. Thẩm quyền cấp GPMT theo quy định mới

  • Bộ TNMT cấp giấy phép với dự án đã được thẩm định báo cáo ĐTM đáp ứng các tiêu chí về quy mô xả nước thải từ 3.000 m3/ngày trở lên hoặc tổng lưu lượng khí thải từ 100.000 m3 khí thải/giờ trở lên. Thời hạn cấp giấy phép không quá 45 ngày làm việc.
  • Bộ Quốc phòng, Bộ Công an thuộc thẩm quyền của dự án thuộc lĩnh vực bí mật quốc phòng, an ninh. Thời hạn kiểm tra, đánh giá và cấp phép không quá 30 ngày làm việc.
  • UBND cấp tỉnh cấp GPMT đối với dự án hoạt động trên địa bàn. Thời hạn cấp phép không quá 30 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
  • UBND cấp huyện cấp GPMT với dự án đã được UBND cấp tỉnh xác nhận với các tiêu chí như quy mô xả nước thải dưới 500 m3/ngày hoặc tổng lượng khí thải dưới 20.000 m3 khí thải/giờ hoặc tổng khối lượng chất thải rắn dưới 5 tấn/ngày. Thời hạn đánh giá, cấp phép không quá 15 ngày, kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Quy định mới về giấy phép môi trường
Quy định mới về giấy phép môi trường

3. Thời điểm cấp giấy phép môi trường

3.1. Đối tượng áp dụng

  • Đối với dự án trước khi vận hành thử nghiệm, thiết bị xử lý chất thải của dự án.
  • Đối với dự án phải có GPMT trước khi cơ quan nhà nước thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc báo cáo kinh tế – kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công.
  • Đối với dự án đã vận hành thử nghiệm, cấp giấy xác nhận hoàn thành công trình BVMT, giấy xác nhận nhập khẩu nguyên liệu sản xuất, giấy phép xả thải vào nguồn nước công trình thủy lợi đã cấp GPMT thì thời hạn sử dụng 5 năm. Hoặc nếu còn thiếu GPMT ở bất kỳ hồ sơ nào thì chủ dự án tiếp tục xin cấp GPMT mới.

3.2. Thời hạn giấy phép môi trường

Trường hợp cấp giấy phép môi trường phải căn cứ vào hồ sơ môi trường, phân vùng, quy hoạch BVMT, sức chịu tải môi trường cùng các quy định hiện hành. Quá trình cấp giấy phép phải thông qua hội đồng đánh giá và kiểm tra thực tế dự án. Trong đó thời hạn của giấy phép gồm:

  • Trường hợp phải thẩm định báo cáo ĐTM cùng các HSMT khác thì GPMT có thời hạn 5 năm.
  • Trường hợp thuộc thẩm quyền cấp của Bộ TNMT và UBND cấp tỉnh thì GPMT có thời hạn 10 năm.

Như vậy, sau khi chủ dự án được cấp GPMT phải thực hiện đúng quy định về vận hành thử nghiệm các công trình xử lý chất thải, hoàn thành đầy đủ nội dung, quy định về BVMT trong giấy phép. Đồng thời phải tiến hành thực hiện nghĩa vụ về thuế, tài chính đối với hoạt động của dự án sau khi cấp GPMT và phải cung cấp thông tin liên quan theo yêu cầu của cơ quan nhà nước về BVMT.

Ngoài GPMT, Hợp Nhất còn chuyên tư vấn lập các loại hồ sơ môi trường khác cho doanh nghiệp như:

Nếu bạn có bất kỳ nhu cầu nào, hãy liên hệ ngay Hotline 0938 857 768 để được hỗ trợ miễn phí.

Lưu ý: Các thông tin, chủ đề chúng tôi cung cấp chỉ có giá trị tham khảo. Trong quá trình áp dụng các quy định của pháp luật về tài nguyên và môi trường: quý bạn đọc cần tra cứu - cập nhật hiệu lực pháp luật hiện hành của từng điều luật, văn bản quy phạm pháp luật có liên quan để áp dụng cho đúng!