Dịch vụ làm giấy phép môi trường

Đối tượng lập báo cáo ĐTM

Lập báo cáo ĐTM thực hiện trước khi triển khai xây dựng dự án. Đây là công việc cần thiết nên các doanh nghiệp phải thực hiện theo quy định và phải được cơ quan nhà nước phê duyệt. Vậy doanh nghiệp dựa vào quy định nào để xác định đối tượng lập báo cáo đánh giá tác động môi trường?

Đối tượng lập ĐTM theo Luật BVMT 2014

Căn cứ theo Điều 18 của Luật BVMT 2014 thì những dự án phải lập ĐTM gồm:

  • Nhóm các dự án thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
  • Nhóm các dự án sử dụng đất khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia, khu di tích lịch sử – văn hóa, khu di sản thế giới, khu dự trữ sinh quyển, khu danh làm thắng cảnh.
  • Nhóm các dự án nhạy cảm và dễ tác động xấu đến môi trường xung quanh.

Đối tượng lập ĐTM theo Luật BVMT 2020

Sau khi được Quốc hội thông qua ngày 17/11/2020 thì Luật Bảo vệ môi trường 2020 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2022. Và theo Điều 28, Điều 29, Điều 30, Điều 31 của Luật này có quy định đối tượng lập ĐTM của các dự án đầu tư bao gồm:

  • Dự án thuộc nhóm 1, đối tượng có nguy cơ tác động xấu đến môi trường ở mức độ cao. Các dự án này còn phải thực hiện đánh giá sơ bộ tác động môi trường.
  • Dự án thuộc nhóm II như dự án sử dụng đất, đất có nước mặt, khu vực biển với quy mô trung bình hoặc quy mô nhỏ; dự án khai thác khoáng sản, tài nguyên nước có quy mô, công suất trung bình hoặc quy mô, công suất nhỏ; dự án yêu cầu chuyển đổi mục đích sử dụng đất với quy mô nhỏ; dự án yêu cầu di dân, tái định cư với quy mô trung bình.

Đối tượng lập báo cáo ĐTM

Đối tượng lập ĐTM theo Nghị định 40

Căn cứ theo Phụ lục II của Nghị định 40/2019/NĐ-CP thì đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường bao gồm những dự án có nguy cơ tác động xấu đến môi trường:

  • Các dự án về xây dựng, sản xuất vật liệu xây dựng, giao thông, năng lượng, phóng xạ, điện tử.
  • Các dự án liên quan đến thủy lợi, khai thác rừng, trồng trọt, khai thác – chế biến khoáng sản, tài nguyên.
  • Các dự án về khai thác dầu khí, xử lý – tái chế chất thải, các cơ sở cơ khí, luyện kim.
  • Các dự án về gỗ, thủy tinh, gốm sứ, sản xuất và chế biến thực phẩm.
  • Các dự án về chế biến nông sản, chăn nuôi, chế biến thức ăn chăn nuôi, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật.
  • Các dự án về hóa chất, dược phẩm, mỹ phẩm, nhựa, chất dẻo, sản xuất giấy, văn phòng phẩm, dệt nhuộm, may mặc.
  • Cùng các nhóm dự án khác.

Tránh nhiệm của chủ dự án

Chủ dự án thực hiện báo cáo ĐTM tự mình thực hiện hoặc thuê đơn vị tư vấn cần đảm bảo tuân thủ quy định của nhà nước. Kết quả đánh giá tác động môi trường thể hiện dưới hình thức báo cáo hoàn chỉnh. Các chi phí lập, thẩm định báo cáo ĐTM do chủ dự án chịu trách nhiệm.

Mục đích của việc lập ĐTM cho biết tầm ảnh hưởng của dự án đến môi trường xung quanh so với tiêu chuẩn cho phép. Điều này cũng quyết định đến dự án có được thẩm định và phê duyệt hay không. Ràng buộc trách nhiệm của doanh nghiệp, tạo sự chủ động đối với các vấn đề BVMT. Quan trọng hơn, ĐTM giúp hợp thức hóa quá trình kinh doanh và phát triển của doanh nghiệp gắn liền với môi trường.

Nếu như doanh nghiệp của bạn cần lập báo cáo ĐTM khu công nghiệp, nhà máy dệt nhuộm, chế biến gỗ, cơ sở chăn nuôi, cơ khí, thủy sản,… thì hãy liên hệ ngay với Hợp Nhất qua Hotline 0938.857.768 để tìm hiểu thêm thông tin chi tiết.

Với đội ngũ nhân viên tư vấn chuyên môn, nhiều năm kinh nghiệm thì Công ty tư vấn môi trường Hợp Nhất sẽ đứng ra giải quyết các vấn đề pháp lý, hoàn thiện thủ tục hồ sơ nhanh gọn, đầy đủ với chi phí hợp lý nhất.

Lưu ý: Các thông tin, chủ đề chúng tôi cung cấp chỉ có giá trị tham khảo. Trong quá trình áp dụng các quy định của pháp luật về tài nguyên và môi trường: quý bạn đọc cần tra cứu - cập nhật hiệu lực pháp luật hiện hành của từng điều luật, văn bản quy phạm pháp luật có liên quan để áp dụng cho đúng!