Dịch vụ làm giấy phép môi trường

Đối tượng, dự án nào cần lập hồ sơ môi trường?

Làm sao để xác định doanh nghiệp – dự án của bạn thuộc đối tượng phải lập hồ sơ môi trường? Dưới đây, Công ty tư vấn hồ sơ môi trường sẽ nêu rõ thông tin về những dự án nào cần lập hồ sơ môi trường để các bạn nắm rõ.

>> Hoặc nếu bạn không có thời gian tìm hiểu thông tin, hãy gọi về Hotline: 0938.857.768 để được tư vấn nhanh về trường hợp dự án của bạn có phải thực hiện hồ sơ môi trường hay không!

Dự án nào cần lập hồ sơ môi trường

1. Dự án nào cần lập hồ sơ môi trường?

Hồ sơ môi trường là những loại giấy tờ, thủ tục pháp lý bắt buộc mà chủ đầu tư dự án chưa đi vào hoạt động hoặc đã đi vào hoạt động phải hoàn thiện và nộp lên cơ quan Nhà nước. Đây là căn cứ để cơ quan Nhà nước quản lý, kiểm soát việc bảo vệ môi trường của dự án trong suốt quá trình hoạt động.

1.1. Căn cứ xác định dự án làm hồ sơ môi trường

Căn cứ để xác định đối tượng làm hồ sơ môi trường là dựa vào các văn bản pháp luật như sau:

  • Luật Bảo vệ môi trường năm 2020
  • Nghị định 08/2022/NĐ-CP
  • Thông tư 02/2022/TT-BTNMT
  • Luật Đầu tư công 2019
  • Nghị định 40/2020/NĐ-CP

1.2. Cách xác định dự án nào cần lập hồ sơ môi trường

Để biết được dự án nào cần lập hồ sơ môi trường, chúng ta thực hiện các bước sau đây:

Bước 1: Xét dự án có thuộc ngành ngành nghề ô nhiễm môi trường hay không (Căn cứ vào Phụ lục II Nghị định 08/2022/NĐ-CP gồm danh sách 17 ngành nghề sản xuất kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường).

Ngoài ra chúng ta còn có thể dựa vào số vốn đầu tư của doanh nghiệp và xét yếu tố nhạy cảm với môi trường.

Bước 2: Xét xem dự án có phát sinh chất thải hay không (Chẳng hạn như nước thải/khí thải/chất thải nguy hại).

Bước 3: Kết luận loại hồ sơ môi trường mà dự án cần thực hiện (ví dụ như hồ sơ Đánh giá tác động môi trường, Giấy phép môi trường hay hồ sơ Đăng ký môi trường)

Bước 4: Xác định cơ quan có thẩm quyền cấp phép (cấp Xã, cấp Quận – Huyện, cấp Tỉnh hoặc cấp Bộ).

2. Các loại hồ sơ môi trường của dự án

Hồ sơ môi trường ở mỗi dự án và mỗi giai đoạn là khác nhau, hiện nay có các loại hồ sơ môi trường như:

  • Đăng ký môi trường;
  • Báo cáo đánh giá tác động môi trường
  • Giấy phép môi trường
  • Báo cáo công tác bảo vệ môi trường
  • Hồ sơ cấp phép khai thác nước ngầm, nước mặt.

Hiện nay dự án thực hiện hồ sơ môi trường có 2 trường hợp:

  • Dự án chưa đi vào hoạt động: Với trường hợp này, chủ đầu tư dự án cần thực hiện các loại hồ sơ như: Báo cáo đánh giá tác động môi trường, Hồ sơ Đăng ký môi trường hoặc Giấy phép môi trường
  • Dự án đang hoạt động: Đối với trường hợp này cần thực hiện hồ sơ Đăng ký môi trường hoặc Giấy phép môi trường Hồ sơ vận hành thử nghiệm các công trình bảo vệ môi trường (tùy dự án), hồ sơ Báo cáo công tác bảo vệ môi trường định kỳ hằng năm.

Vì vậy, khi đã xác định dự án của mình hiện tại đang thuộc trạng thái nào (chưa hoạt động hay đã hoạt động), quy mô, công suất, tổng số vốn đầu tư,… thì doanh nghiệp cũng biết được dự án cần lập hồ sơ môi trường gì và chuẩn bị các giấy tờ liên quan cho phù hợp.

Một số ví dụ về trường hợp dự án phải lập hồ sơ môi trường

Ví dụ 1: Ông A sắp mở phòng khám chữa bệnh (có xét nghiệm) với diện tích là 300m2, số lượng nhân viên tổng cộng là 60 người, số lượng bệnh nhân ở mức đông nhất (dự kiến) là 200 người. Trong quá trình khám chữa bệnh có phát sinh nước thải y tế và nước thải sinh hoạt của bệnh nhân, nhân viên với lưu lượng tổng cộng là 8m3/ngày. Vậy trường hợp của ông A có phải lập hồ sơ môi trường hay không?

=> Xét theo Luật BVMT 2020 và Nghị định 08/2022/NĐ-CP, thì ông A phải thực hiện hồ sơ môi trường (cụ thể là giấy phép môi trường) trước khi phòng khám đi vào hoạt động.

Lý do là vì ngành nghề hoạt động của ông A là khám chữa bệnh, có phát sinh nước thải (nước thải y tế và nước thải sinh hoạt). Đặc biệt, nước thải y tế là loại nước thải được xếp vào danh mục chất thải nguy hại.

Vậy ông phải lập hồ sơ xin giấy phép môi trường trước khi đi vào hoạt động, đồng thời ông cũng phải lắp đặt hệ thống xử lý nước thải theo quy định.

Ví dụ 2: Chị B là chủ kho chứa hóa chất ở Bình Dương (nằm ngoài khu công nghiệp), kho chứa hóa chất của chị có diện tích là 4000m2, không có phát sinh nước thải, khí thải (do chỉ nhập hóa chất về và chứa tại kho rồi phân phối đi nơi khác), có lượng rác thải (từ bóng đèn huỳnh quang, pin ắc quy, giẻ lau thùng chứa hóa chất) khoảng 90kg/ tháng. Vậy trường hợp của chị B có phải làm hồ sơ môi trường không?

=> Đối với dự án này không có phát sinh nước thải, khí thải, tuy nhiên có rác thải nguy hại dưới 1200kg/năm nên chị B cần phải lập hồ sơ Đăng ký môi trường (cấp Xã) tại địa phương của chị.

Các loại hồ sơ doanh nghiệp cần chuẩn bị

3. Vì sao doanh nghiệp phải lập hồ sơ môi trường?

Khái niệm “hồ sơ môi trường” là “tài sản” quan trọng mà bất kỳ cơ sở sản xuất, doanh nghiệp nào bắt buộc phải thực hiện. Mỗi hồ sơ sẽ có những quy định riêng, căn cứ vào đó mà chủ dự án thực hiện đầy đủ trách nhiệm của mình đối với thủ tục hành chính và biện pháp quản lý môi trường tối ưu nhất.

Ô nhiễm, suy thoái là những vấn nạn diễn ra ngày càng phổ biến của môi trường mà không dừng lại ở một khu vực nhất định mà giờ đây nó đã lan rộng trên khắp thế giới. Ngay cả những nơi xa nhất trái đất như nam cực và bắc cực, người ta cũng bắt đầu phát hiện các dấu hiệu ô nhiễm.  Đứng trước những thay đổi này, nước ta bắt đầu cải tạo môi trường, trong số đó phải kể đến những quy định mới liên quan đến hồ sơ môi trường như báo cáo đánh giá tác động môi trường hay báo cáo quan trắc môi trường.

Việc thực hiện hồ sơ môi trường mang lại nhiều lợi ích như:

  • Giúp cơ sở sản xuất phát hiện sớm nguồn thải, xác định mức độ ô nhiễm, đề xuất phương án xử lý kịp thời.
  • Là cơ sở để doanh nghiệp tập trung sản xuất, kinh doanh mà không lo ngại đến các vấn đề xử phạt về môi trường.
  • Chủ động phòng tránh và giảm thiểu đến mức thấp nhất nguồn thải tác động đến môi trường.
  • Cung cấp đầy đủ thông tin, thông số với độ chuẩn xác, đáng tin cậy liên quan đến dự án lên cơ quan quản lý nhà nước để tiến hành kiểm tra, kiểm soát môi trường theo hướng tốt hơn.
  • Nâng cao hình ảnh, thương hiệu, mở rộng cơ hội phát triển sang các thị trường khó tính.

Nếu bạn đang tìm dịch vụ tư vấn môi trường uy tín và chất lượng thì hãy liên hệ ngay với Công ty tư vấn hồ sơ môi trường Hợp Nhất qua Hotline: 0938.857.768

Lưu ý: Các thông tin, chủ đề chúng tôi cung cấp chỉ có giá trị tham khảo. Trong quá trình áp dụng các quy định của pháp luật về tài nguyên và môi trường: quý bạn đọc cần tra cứu - cập nhật hiệu lực pháp luật hiện hành của từng điều luật, văn bản quy phạm pháp luật có liên quan để áp dụng cho đúng!