Dịch vụ làm giấy phép môi trường

Dịch vụ xử lý vấn đề hồ sơ môi trường

Hồ sơ môi trường đối với doanh nghiệp rất quan trọng ảnh hưởng đến toàn bộ quá trình sản xuất và kinh doanh. Vì thế mà hầu hết các cơ sở đều đã lập hồ sơ môi trường, tuy nhiên quá trình hoạt động của doanh nghiệp khó tránh khỏi việc phát sinh một số vấn đề như thay đổi quy mô, công suất hay hồ sơ bị thất lạc.

Vậy khi gặp những trường hợp này, chủ dự án phải làm gì? Hãy cùng Hợp Nhất tìm hiểu qua một số trường hợp xử lý vấn đề hồ sơ môi trường thường gặp qua bài viết dưới đây.

1. Lập lại ĐTM và điều chỉnh giấy phép xả thải

Trường hợp hệ thống xử lý nước thải sau khi phê duyệt báo cáo ĐTM với công suất 50 m3/ngày đêm. Sau một thời gian hoạt động, chủ đầu tư muốn nâng công suất hệ thống lên 80 m3/ngày đêm. Vậy với thay đổi này thì họ có cần phải điều chỉnh nội dung ĐTM không? Đối với giấy phép xả thải có cần điều chỉnh và phải thực hiện những thủ tục hành chính nào khác?

– Đối với trường hợp này cần căn cứ vào điểm 2 Khoản 6 Điều 1 của Nghị định 40/2019/NĐ-CP thì những dự án tăng quy mô, công suất làm phát sinh chất thải vượt quá khả năng xử lý của các công trình hoặc thay đổi công nghệ sản xuất, công nghệ xử lý chất thải làm tăng tác động xấu đến môi trường thì phải lập lại báo cáo ĐTM. Như vậy dự án này phải lập lại ĐTM và trình nộp văn bản, thủ tục hồ sơ đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

– Căn cứ theo điểm c khoản 4 Điều 23 của Nghị định 201/2013/NĐ-CP, khi dự án đã được cấp giấy phép xả thải vào nguồn nước thì phải tiến hành điều chỉnh giấy phép xả thải, lập hồ sơ cấp giấy phép xả thải đối với hệ thống sau khi nâng công suất lên 80 m3/ngày đêm.

– Nếu như dự án vẫn chưa có giấy phép xả thải thì phải tiến hành lập hồ sơ, thủ tục pháp lý xin cấp giấy phép xả thải trình lên cơ quan có thẩm quyền theo đúng quy định.

Giấy phép xả thải của công ty bạn gần hết hoặc đã hết thời hạn, hãy liên hệ chuyên viên tư vấn để được hỗ trợ.

Nút gọi hotline

2. Thay đổi đối tượng lập hồ sơ môi trường

Một trang trại nuôi bò sữa với quy mô khoảng 850 con bò sữa với tổng diện tích khoảng 980m2 vào năm 2017 (Nghị định 18/2015/NĐ-CP còn hiệu lực thi hành) thuộc đối tượng lập kế hoạch BVMT. Tuy nhiên sau khi có xác nhận kế hoạch BVMT, trang trại hoạt động đến năm 2020 thì Nghị định 40/2019/NĐ-CP thay thế Nghị định 18/2015/NĐ-CP. Trong quy định này, trang trại với quy mô 850 con bò sữa lại thuộc đối tượng lập ĐTM. Vậy họ có phải lập báo cáo ĐTM và có bị xử phạt vi phạm hành chính không?

– Hiện nay, Nghị định 40/2019/NĐ-CP đã thay thế cho Nghị định 18/2015/NĐ-CP. Đối với dự án có hồ sơ môi trường được cơ quan có thẩm quyền xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường trước ngày Nghị định 40 có hiệu thì trang trại nuôi bò sữa vẫn thực hiện các công tác bảo vệ môi trường và không cần lập báo cáo ĐTM với điều kiện dự án không điều chỉnh tăng quy mô, công suất.

– Như vậy, trang trại cũng không bị xử phạt vi phạm hành chính nhưng phải tuân thủ đầy đủ các yêu cầu, quy định về bảo vệ môi trường cũng như lập báo cáo công tác bảo vệ môi trường định kỳ nộp lên cơ quan phê duyệt trước ngày 31/01 hằng năm.

3. Doanh nghiệp bị thất lạc hồ sơ môi trường

Hồ sơ môi trường của doanh nghiệp bao gồm báo cáo ĐTM, kế hoạch bảo vệ môi trường cùng nhiều giấy phép môi trường khác. Khi những hồ sơ này bị thất lạc là nguyên nhân khiến doanh nghiệp thực hiện sai các nội dung như đã cam kết, ảnh hưởng đến các hoạt động như quan trắc, giấy phép xả thải, vận hành thử nghiệm hệ thống.

– Như vậy, doanh nghiệp phải tiến hành lập lại những hồ sơ bị mất bằng cách xác định lại cơ quan thẩm định, liên hệ cơ quan trích lục hồ sơ và thực hiện theo những chỉ dẫn cụ thể khác. Khi doanh nghiệp bị mất báo cáo ĐTM thì cần liên hệ ngay với Sở TNMT, còn kế hoạch bảo vệ môi trường liên hệ với Phòng tài nguyên môi trường quận/huyện.

Quý doanh nghiệp cần tìm dịch vụ xử lý vấn đề hồ sơ môi trường, hãy liên hệ ngay với hồ sơ môi trường qua Hotline 0938.857.768 để được hướng dẫn chi tiết hơn.

Nhắn Zalo với chuyên viên môi trường

Lưu ý: Các thông tin, chủ đề chúng tôi cung cấp chỉ có giá trị tham khảo. Trong quá trình áp dụng các quy định của pháp luật về tài nguyên và môi trường: quý bạn đọc cần tra cứu - cập nhật hiệu lực pháp luật hiện hành của từng điều luật, văn bản quy phạm pháp luật có liên quan để áp dụng cho đúng!