HẠN CUỐI ĐỂ HOÀN THÀNH GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG

LIÊN HỆ NGAY ĐỂ NHẬN GIÁ TỐT

Dịch vụ làm giấy phép môi trường tại Cần Thơ

Là trung tâm kinh tế của vùng ĐBSCL, Cần Thơ có những thành tựu phát triển kinh tế – xã hội ấn tượng. Tuy nhiên bên cạnh những điểm sáng ấy, Cần Thơ cũng không tránh khỏi tình trạng ô nhiễm môi trường từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh. Vì vậy, làm giấy phép môi trường tại Cần Thơ là thủ tục bắt buộc đối với các tổ chức, cá nhân có hoạt động sản xuất, kinh doanh làm phát sinh chất thải ra môi trường.

Dịch vụ làm giấy phép môi trường tại Cần Thơ

1. Giấy phép môi trường theo Luật BVMT 2020

Trích dẫn khoản 8, điều 3 trong Luật bảo vệ môi trường năm 2020, giấy phép môi trường được định nghĩa như sau:

Giấy phép môi trường là văn bản do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp cho tổ chức, cá nhân có hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ được phép xả chất thải ra môi trường, quản lý chất thải, nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất kèm theo yêu cầu, điều kiện về bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.

Tóm lược ngắn gọn là: Doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh có phát sinh nước thải, bụi, khí thải, chất thải nguy… ra môi trường, phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép môi trường thì mới có thể chính thức đi vào hoạt động.

Giấy phép môi trường có thể được cấp cho từng hạng mục, giai đoạn phân kỳ của công trình có phát sinh chất thải ra môi trường.

– “Giấy phép môi trường thành phần” được tích hợp thành 1 giấy phép Trước khi luật bảo vệ môi trường năm 2020 có hiệu lực, có “7 loại giấy phép môi trường thành phần” mà doanh nghiệp cần phải thực hiện sau khi dự án được phê duyệt báo cáo ĐTM và trước khi vận hành chính thức, cụ thể:

+ Trong lĩnh vực bảo vệ môi trường có:

  1. Giấy xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường;
  2. Giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất;
  3. Giấy phép xử lý chất thải nguy hại;
  4. Sổ đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại;
  5. Giấy phép xả khí thải công nghiệp.

+ Trong lĩnh vực tài nguyên nước và thủy lợi có:

  1. Giấy phép xả nước thải vào nguồn nước (theo quy định tại Luật Tài nguyên nước);
  2. Giấy phép xả nước thải vào công trình thủy lợi (theo quy định tại Luật Thủy lợi).

Để gỡ rối và giảm bớt gánh nặng về thủ tục hành chính cho doanh nghiệp khi thực hiện giấy phép môi trường, Luật BVMT 2020 đã lồng ghép 7 loại giấy tờ trên thành 1 giấy phép được gọi là “giấy phép môi trường”.

tích hợp 7 loại GPMT thành phần thành một loại

2. Đối tượng xin giấy phép môi trường tại Cần Thơ

Theo Luật BVMT 2020, 5 đối tượng sau đây phải thực hiện GPMT:

– Đối tượng 1: Dự án đầu tư (nhóm I, nhóm II và nhóm III) có phát sinh nước thải, bụi, khí thải xả ra môi trường phải được xử lý hoặc phát sinh chất thải nguy hại phải được quản lý theo quy định về quản lý chất thải khi đi vào vận hành chính thức.

– Đối tượng 2: Dự án đầu tư hoạt động trước ngày 01/01/2022 có tiêu chí về môi trường như đối tượng 1.

3. Thủ tục xin giấy phép môi trường ở Cần Thơ

Theo Khoản 1, Điều 43, Luật BVMT 2020, hồ sơ xin cấp GPMT bao gồm:

  • Văn bản đề nghị cấp GPMT;
  • Báo cáo đề xuất cấp GPMT;
  • Tài liệu pháp lý và kỹ thuật khác của dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp.

Bên cạnh đó, chủ đầu tư cũng cần chuẩn bị thêm các loại hồ sơ pháp lý có liên quan khác như: Giấy chứng nhận đầu tư, quyết định phê duyệt đánh giá tác động môi trường, các loại giấy tờ đất như giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, hợp đồng thuê đất, giấy xác nhận hoàn thành các công trình bảo vệ môi trường, thỏa thuận đấu nối nước thải, v.v…

Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường
Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường

4. Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép môi trường tại Cần Thơ

Thẩm quyền cấp giấy phép môi trường theo Điều 41, Luật BVMT 2020 được quy định như sau:

– Bộ TN&MT cấp GPMT đối với các đối tượng sau đây, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này:

a) Đối tượng quy định tại Điều 39 của Luật này đã được Bộ TNMT phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo ĐTM;

b) Đối tượng quy định tại Điều 39 của Luật này nằm trên địa bàn từ 02 đơn vị hành chính cấp tỉnh trở lên hoặc nằm trên vùng biển chưa xác định trách nhiệm quản lý hành chính của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; cơ sở có nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất, cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại.

– Bộ Quốc phòng, Bộ Công an cấp GPMT đối với các dự án đầu tư, cơ sở thuộc bí mật nhà nước về quốc phòng, an ninh.

– UBND cấp tỉnh cấp GPMT đối với các đối tượng sau đây, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này:

a) Dự án đầu tư nhóm II quy định tại Điều 39 của Luật này;

b) Dự án đầu tư nhóm III quy định tại Điều 39 của Luật này nằm trên địa bàn từ 02 đơn vị hành chính cấp huyện trở lên;

c) Đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 39 của Luật này đã được UBND cấp tỉnh hoặc Bộ, cơ quan ngang Bộ phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo ĐTM;

UBND cấp huyện cấp GPMT đối với đối tượng quy định tại Điều 39 của Luật này, trừ trường hợp quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này.

Cơ quan có thẩm quyền cấp GPMT
Cơ quan có thẩm quyền cấp GPMT (ảnh minh họa)

5. Thời hạn của giấy phép môi trường là bao lâu?

Thời hạn của giấy phép môi trường được quy định tại Khoản 4, Điều 40, Luật BVMT cụ thể như sau:

  • 07 năm đối với dự án đầu tư thuộc nhóm I;
  • 07 năm đối với dự án hoạt động trước ngày 01.01.2022 có tiêu chí về môi trường như dự án đầu tư nhóm I;
  • 10 năm đối với những đối tượng không thuộc quy định tại điểm a và điểm b, Khoản 4, Điều 40, Luật BVMT 2020.
Thời hạn của giấy phép môi trường
Thời hạn của giấy phép môi trường

Lưu ý: Thời hạn của giấy phép môi trường có thể thay đổi ngắn hơn so với quy định theo đề nghị của chủ đầu tư dự án.

Những vấn đề thường gặp khi doanh nghiệp làm giấy phép môi trường:

  1. Không rõ dự án của mình thuộc nhóm mấy, không xác định được đối tượng phê duyệt hồ sơ môi trường cho dự án;
  2. Không biết phải chuẩn bị những hồ sơ gì cho phù hợp;
  3. Bị vướng hồ sơ (vướng hồ sơ bên đất đai, thiếu hồ sơ như bản vẽ bố trí máy móc thiết bị, bản vẽ thoát nước mưa, thoát nước thải, v.v….);
  4. Các doanh nghiệp Việt Nam thường gặp khó khăn trong việc xác định mức vốn đầu tư;
  5. Không rõ phải thực hiện các công trình bảo vệ môi trường như thế nào;
  6. Các hồ sơ tổng thể của dự án sau khi thực hiện giấy phép môi trường cần phải thực hiện thêm hồ sơ gì khác;
  7. Không có sẵn biểu mẫu gửi cơ quan Nhà nước khi cần thiết.

thời hạn của giấy phép môi trường

6. Dịch vụ xin giấy phép môi trường nhanh chóng, giá tốt tại Cần Thơ

Công ty Cổ phần Xây dựng và Công nghệ Môi trường Hợp Nhất là đơn vị có hơn 10 năm kinh nghiệm trong thực hiện các loại hồ sơ môi trường cho doanh nghiệp. Trải qua nhiều năm hoạt động trong ngành và đúc kết kinh nghiệm thực tiễn từ nhiều dự án, Hợp Nhất hiểu rõ những khó khăn của doanh nghiệp khi tự thực hiện hồ sơ môi trường. Vì vậy, mục tiêu cuối cùng của dịch vụ chúng tôi là hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp có được giấy phép môi trường trong thời gian sớm nhất để sớm ổn định hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Dịch vụ của chúng tôi:

  • Tư vấn miễn phí, hỗ trợ khách hàng tận tình: Đội ngũ các chuyên gia chuyên ngành Luật tại Hợp Nhất, hỗ trợ giải đáp những thắc mắc của khách hàng, hướng dẫn các loại hồ sơ khách cần chuẩn bị.
  • Nhanh chóng có giấy phép cho khách hàng: Khi khách hàng đã tin tưởng và lựa chọn dịch vụ tư vấn làm giấy phép môi trường tại Cần Thơ của Hợp Nhất, chúng tôi sẽ khẩn trương thực hiện để giấy phép được đến tay khách hàng trong thời gian sớm nhất.
  • Tiết kiệm thời gian, chi phí: Hợp Nhất hỗ trợ khách hàng trong các vấn đề về soạn thảo hồ sơ, nộp hồ sơ, gặp gỡ, làm việc với cơ quan chức năng.
  • Bảo mật thông tin khách hàng: Tất cả các thông tin của Quý Khách sẽ được bảo mật tuyệt đối, Hợp Nhất cam kết chỉ sử dụng thông tin phục vụ cho quá trình làm hồ sơ.

Bất kỳ lúc nào Quý Doanh Nghiệp có thắc mắc về quy trình thực hiện giấy phép môi trường, đừng ngại liên hệ qua Hotline: 0938.857.768, Hợp Nhất sẽ hỗ trợ tận tình mọi vướng mắc.

7. Tài liệu tham khảo (Reference material)

Trong bài viết chúng tôi có sử dụng một số hình ảnh và tài liệu tham khảo từ nhiều nguồn:

  • Luật Bảo vệ môi trường năm 2014;
  • Luật Bảo vệ môi trường năm 2020;
  • Luật Tài nguyên nước năm 2012;
  • Luật Thủy lợi năm 2017;
  • Tài liệu Bộ phận Kinh doanh – Công ty Môi trường Hợp Nhất.

Lưu ý: Các thông tin, chủ đề chúng tôi cung cấp chỉ có giá trị tham khảo. Trong quá trình áp dụng các quy định của pháp luật về tài nguyên và môi trường: quý bạn đọc cần tra cứu - cập nhật hiệu lực pháp luật hiện hành của từng điều luật, văn bản quy phạm pháp luật có liên quan để áp dụng cho đúng!