Bộ tài nguyên môi trường đã ra thông báo sẽ có kế hoạch sửa đổi Luật tài nguyên nước sau một thời gian dài áp dụng bộ luật được ban hành vào năm 2012.
Biến đổi khí hậu khiến nhiều khu vực đối mặt với nhiều thách thức như suy giảm nghiêm trọng tài nguyên nước, gia tăng dân số làm tăng nguy cơ suy thoái, cạn kiệt vì mục đích sử dụng không hợp lý, quá trình khai thác, sử dụng nước chưa tiết kiệm.
Với việc xây dựng Luật mới chặt chẽ và hiệu quả hơn, cơ quan địa phương đang tiến hành đánh giá lại việc triển khai thực hiện Luật TN năm 2012 cũng như đề xuất thêm những quy định mới để giải quyết triệt để những yêu cầu, vướng mắc còn tồn đọng.
Tồn đọng về tài nguyên nước
Trong khi ở thượng nguồn phát triển ồ ạt dự án thủy điện, xây dựng nhiều công trình chứa nước khiến khu vực hạ lưu phải đối mặt với nguy cơ thiếu nước, hạn hán nghiêm trọng. Mặc dù nước ta có hệ thống sông ngoài chằng chịt nhưng việc phát triển các dự án lấy nước càng làm tăng nguy cơ suy giảm chất lượng nguồn nước.
Nhiều lưu vực sông còn tình trạng khai thác nước thiếu hợp lý, các dự án hồ chứa thủy lợi phục vụ cho mục đích tưới nông nghiệp, thủy điện cung cấp năng lượng đang gây ra nhiều cấn đề liên quan đến dòng chảy môi trường. Tại nhiều nơi như khu cực đô thị tốc độ phát triển công nghiệp, tập trung đông người, làng nghề làm tăng nguy cơ ô nhiễm, phát sinh chất thải là suy thoái nguồn nước và đất nghiêm trọng.
Hệ thống quan trắc nước còn thiếu, hoạt động chưa ổn định. Nhiều khu vực chỉ mang tính đại diện mà chưa có khả năng giám sát, nhiều hạn chế đối với hệ thống giám sát, cảnh báo liên quan đến các vấn đề xâm nhập mặn.
Nhiều dự án khai thác, sử dụng nước trong sản xuất và sinh hoạt nhưng lại chưa đảm bảo cung cấp chính xác và đầy đủ dữ liệu, thông tin trong quá trình quản lý và vận hành các công trình khai thác nước.
Luật tài nguyên nước sẽ sửa đổi
Sau hơn 8 năm triển khai, Luật sẽ được sửa đổi để phù hợp hơn, toàn diện hơn. Luật tài nguyên nước 2013 góp phần quan trọng vào công tác quản lý tài nguyên cho nhiều tổ chức, cá nhân như quy định về giấy phép xả thải vào nguồn nước, giấy phép khai thác nước mặt/nước ngầm nhằm nâng cao hiệu quả, sử dụng và từng bước đáp ứng nhu cầu sử dụng nước phục vụ cho mục đích sản xuất và sinh hoạt.
Đánh giá thực tế để sửa đổi
Đầu tiên cần tìm hiểu chi tiết tình hình Luật tài nguyên nước nước về công tác xây dựng hoàn thiện pháp luật, điều tra cơ bản, quy hoạch, bảo vệ , khai thác, sử dụng nguồn nước và phòng chống khắc phục hậu quả.
Thế nhưng theo thời gian, thực trạng khai thác, xả thải vào nguồn tiếp nhận ngày càng phức tạp làm gia tăng nguy cơ ô nhiêm nghiêm trọng ở nhiều địa phương. Đồng thời các công tác quản lý vẫn chưa thực sự hiệu quả, chồng chéo làm phát sinh nhiều vấn đền, bất cập chưa được giải quyết triệt để.
Vì thế Bộ TNMT sẽ đánh giá tình hình triển khai Luật tài nguyên nước năm 2012 để tiến hành sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện đối với Luật tài nguyên nước sửa đổi dự kiến hoàn thành vào năm 2023.
Đây sẽ là khoảng thời gian để cơ quan Nhà nước liệt kê những khó khăn, vướng mắc, hạn chế, bất cập khi triển khai Luật tài nguyên nước. Và sau đó sẽ đề xuất những quy định mới, chỉnh sửa, bổ sung văn bản, nội dung, quy định mới phù hợp với nhu cầu thực tế.
Cục quản lý tài nguyên nước sẽ tiếp tục điều tra, quy hoạch, quan trắc và giám sát tài nguyên nước về hoạt đọng, khai thác, xả thải vào nguồn nước. Sẽ tiếp tục xây dựng và vận hành hệ thống cảnh báo, dự báo lũ, hạn hán, xâm nhập mặn, nước biển dâng.
Lưu ý: Các thông tin, chủ đề chúng tôi cung cấp chỉ có giá trị tham khảo. Trong quá trình áp dụng các quy định của pháp luật về tài nguyên và môi trường: quý bạn đọc cần tra cứu - cập nhật hiệu lực pháp luật hiện hành của từng điều luật, văn bản quy phạm pháp luật có liên quan để áp dụng cho đúng!