Dịch vụ làm giấy phép môi trường

Lập báo cáo ĐTM dự án xử lý nước thải tập trung

Việc xây dựng HTXLNT tập trung quy mô lớn bắt buộc phải lập báo cáo ĐTM thường có công suất hàng trăm nghìn m3 nước thải. Những hệ thống này được thiết kế và thi công, lắp đặt phục vụ cho mục đích thu gom và xử lý nước thải sinh hoạt và công nghiệp.

Đối với những hệ thống có công suất lớn thường yêu cầu phải áp dụng công nghệ hiện đại, đảm bảo các yêu cầu về kinh tế – kỹ thuật và môi trường. Điều quan trọng phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường theo quy định của Phụ lục II của Nghị định 40/2019/NĐ-CP.

Lập ĐTM dự án xử lý nước thải tập trung

1. Thời điểm lập ĐTM dự án xử lý nước thải tập trung

Dưới đây là nội dung về việc lập ĐTM cho dự án xử lý nước thải tập trung:

1.1. Vì sao cần lập ĐTM?

Vì nhu cầu sản xuất và sinh hoạt ngày càng tăng nên khối lượng nước thải tác động rất lớn đến môi trường, nhất là các khu dân cư, khu công nghệ tập trung phát triển ngành nghề và người dân sinh sống. Vì lý do này mà việc xây dựng các HTXLNT tập trung là điều kiện thiết yếu. Những biến động về thành phần, lưu lượng nước thải nên các hệ thống này phải có công suất lớn.

Mặc dù những hệ thống này làm sạch nguồn thải nhưng nó cũng có những tác động đến môi trường từ mùi hôi, nước thải rò rỉ, chảy tràn. Đối với các dự án này cũng phải lập đánh giá tác động môi trường và gửi báo cáo đến cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

Các dự án đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải đô thị tập trung, dự án đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải công nghiệp tập trung từ 2 cơ sở trở lên phải lập ĐTM.

1.2. Quy định với dự án

Theo Điều 31 của Luật BVMT 2020 (hiệu lực thi hành từ 01/01/2022) thì đánh giá tác động môi trường do chủ đầu tư thực hiện hoặc do đơn vị tư vấn thực hiện thì lập đồng thời với báo cáo nghiên cứu khả thi. Kết quả đánh giá tác động môi trường thể hiện dưới dạng báo cáo. Một số hạng mục chính đối với các hệ thống XLNT tập trung như:

  • Xây dưng hệ thống thu gom nước, hố ga lắng, thu gom bùn nhiễm dầu mỡ, hóa chất.
  • Đề xuất xây dựng hệ thống hoặc trạm XLNT có khả năng xử lý nước thải ô nhiễm. Đề xuất phương án sử dụng hóa chất để làm sạch chất thải như quá trình trung hòa, kết tủa hoặc sử dụng than hoạt tính hấp thụ tạp chất trên bề mặt.
  • Đối với bùn thải thuộc danh mục chất thải nguy hại nên phải được thu gom và xử lý như chất thải công nghiệp thông thường.

2. Xây dựng chương trình giám sát tập trung

Xây dựng chương trình giám sát trong giai đoạn xây dựng, tổng hợp lưu lượng, tổng lượng phát thải và giám sát đầy đủ các thông số ô nhiễm theo tiêu chuẩn, quy chuẩn hiện hành. Mục đích của việc này đánh giá mức độ phát thải trong quá trình xây dựng công trình, giảm bớt tác động tiêu cực hoặc ngăn chặn sự cố, rủi ro môi trường.

Trong giai đoạn này cần lắp đặt trạm quan trắc nước thải tự động với nguồn thải lớn nhằm phát hiện các biến động về chất lượng nước trong khu vực cũng như đề xuất biện pháp xử lý bảo vệ môi trường. Quá trình quan trắc phải tuân thủ theo đúng quy định phù hợp với các thông số đặc trưng của nước thải như nhiệt độ, pH, TSS, BOD, COD, NH4+, NO3-, tổng N, tổng P, kim loại nặng,… theo từng tiêu chuẩn nước thải.

Chương trình giám sát môi trường trong giai đoạn vận hành phải có phương án thiết kế, lắp đặt thiết bị đo đạc lưu lượng nước thải, quan trắc tự động liên tục đối với dự án tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm môi trường. Các hạ tầng kỹ thuật BVMT đối với hệ thống tập trung phải đáp ứng tiêu chuẩn xây dựng và quản lý vận hành theo đúng yêu cầu kỹ thuật.

Nếu như Quý Khách hàng cần tư vấn lập báo cáo đánh giá tác động môi trường thì hãy liên hệ ngay với Hợp Nhất qua Hotline 0938.857.768 để được hướng dẫn chi tiết và miễn phí.

Lưu ý: Các thông tin, chủ đề chúng tôi cung cấp chỉ có giá trị tham khảo. Trong quá trình áp dụng các quy định của pháp luật về tài nguyên và môi trường: quý bạn đọc cần tra cứu - cập nhật hiệu lực pháp luật hiện hành của từng điều luật, văn bản quy phạm pháp luật có liên quan để áp dụng cho đúng!