Trước một số nguy cơ dưới đây mà các cơ sở sản xuất chế biến gỗ phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường nhà máy chế biến gỗ và phải được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt mới có thể đưa dự án đi vào hoạt động chính thức.
1. Cơ sở pháp lý lập báo cáo đánh giá tác động môi trường
- Căn cứ theo Luật bảo vệ môi trường 2020
- Căn cứ Thông tư 02/2022/TT-BTNMT
- Căn cứ theo Nghị định 08/2022/NĐ-CP
- Căn cứ theo Luật Đầu tư công số 39/2019/QH14
Mối liên quan giữa ngành gỗ và báo cáo ĐTM
Với điều kiện nguồn gỗ dồi dào cộng với nền khí hậu rất thích hợp để phát triển nhiều loại cây khác nhau giúp ngành chế biến gỗ không ngừng tăng lên. Ngành chế biến gỗ có vai trò hết sức quan trọng về mặt kinh tế – xã hội với tổng số kinh ngạch xuất khẩu lớn, tạo việc làm cho hàng nghìn người và tạo ra nguồn thu nhập ổn định cho nguồn lao động nước ta.
Theo đó, nhiều cơ sở sản xuất gỗ có quy mô lớn mọc lên ngày càng nhiều. Các hoạt động sản xuất gỗ đã gây ra không ít tác động xấu đến môi trường. Vụn gỗ mục, phế phẩm bỏ gây ô nhiễm môi trường, phát sinh nhiều khói bụi độc hại. Mùn cưa đổ xuống các sông suối ao hồ gần đó gây ô nhiễm nguồn nước trầm trọng.
2. Nhà máy chế biến gỗ có thuộc đối tượng lập ĐTM?
Theo quy định tại Khoản 1, Điều 30, Luật BVMT 2020, đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường bao gồm:
- Dự án đầu tư nhóm I quy định tại khoản 3 Điều 28 của Luật này;
- Dự án đầu tư nhóm II quy định tại các điểm c, d, đ và e khoản 4 Điều 28 của Luật này.
Quy định tại Khoản 4, Điều 8, Luật đầu tư công số 39/2019/QH14 thì dự án sản xuất, chế biến gỗ thuộc lĩnh vực Công nghiệp (công nghiệp gỗ) và chia thành nhóm A, nhóm B, nhóm C căn cứ vào tổng mức đầu tư, cụ thể như sau:
- Nhóm A: Dự án thuộc lĩnh vực công nghiệp có tổng mức đầu tư từ 1.000 tỷ đồng trở lên;
- Nhóm B: Dự án thuộc lĩnh vực công nghiệp có tổng mức đầu tư từ 60 tỷ đồng đến dưới 1.000 tỷ đồng;
- Nhóm C: Dự án thuộc lĩnh vực công nghiệp có tổng mức đầu tư dưới 60 tỷ đồng.
- Quy định tại Phụ lục II, Nghị định 08/2022/NĐ-CP thì dự án sản xuất, chế biến gỗ không nằm trong Danh mục loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường.
- Quy định tại mục 5, phụ lục III, Nghị định 08/2022/NĐ-CP, dự án thuộc nhóm A có cấu phần xây dựng theo Luật đầu tư công và không thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường được phân loại vào nhóm I có nguy cơ tác động xấu đến môi trường ở mức độ cao quy định tại khoản 3 điều 28 Luật BVMT.
- Quy định tại mục 2, phụ lục IV, Nghị định 08/2022/NĐ-CP, dự án thuộc nhóm A, nhóm B có cấu phần xây dựng theo Luật đầu tư công và không thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường được phân loại vào nhóm II có nguy cơ tác động xấu đến môi trường quy định tại khoản 4 điều 28 Luật BVMT.
- Quy định tại mục 2, phụ lục V, Nghị định 08/2022/NĐ-CP, dự án thuộc nhóm C theo Luật đầu tư công, không thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, có phát sinh nước thải, khí thải phải được xử lý thì được phân loại vào nhóm III ít có nguy cơ tác động xấu đến môi trường quy định tại khoản 5 điều 28 Luật BVMT.
Tóm lại nhà máy chế biến gỗ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường với quy mô, công suất trung bình nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường hoặc các thuộc dự án có yếu tố nhạy cảm về môi trường khác theo quy định của pháp luật mà không phải dự án đầu tư công khẩn cấp thì PHẢI thực hiện đánh giá tác động môi trường.
3. Quy trình lập đánh giá tác động môi trường nhà máy chế biến gỗ
Quy trình thực hiện hồ sơ đtm nói chung được thực hiện như sau:
- Bước 1: Thu thập thông tin, khảo sát thực tế, tư vấn
- Bước 2: Báo giá, chốt hợp đồng
- Bước 3: Tham vấn ý kiến cộng đồng dân cư khu vực dự án
- Bước 4: Lập Báo cáo ĐTM
- Bước 5: In ấn và nộp thẩm định
- Bước 6: Thẩm định Báo cáo ĐTM tại hội đồng, tiếp đoàn kiểm tra thực tế
- Bước 7: Chỉnh sửa sau thẩm định theo ý kiến nhận xét của hội đồng thẩm định
- Bước 8: Nộp bổ sung và chờ phê duyệt
4. Hồ sơ cần chuẩn bị
Theo quy định tại Khoản 1, Điều 34, Luật BVMT 2020, hồ sơ đề nghị báo cáo đánh giá tác động môi trường bao gồm:
- Văn bản đề nghị thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường;
- Báo cáo đánh giá tác động môi trường;
- Báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc tài liệu tương đương với báo cáo nghiên cứu khả thì của dự án đầu tư.
- Ngoài ra, từ kinh nghiệm thực tế thực hiện các hồ sơ báo cáo ĐTM, Môi trường Hợp Nhất nhận thấy chủ đầu tư cần chuẩn bị thêm các giấy tờ có liên quan khác như: Giấy phép kinh doanh, giấy tờ đất, hợp đồng đấu nối nước thải, bản vẽ mặt bằng tổng thể của dự án, …
Với những kinh nghiệm trong nhiều năm qua, Hợp Nhất sẵn sàng phục vụ khách hàng trong việc cung cấp các giải pháp tư vấn môi trường gồm lập hồ sơ môi trường, hướng dẫn lập báo cáo quan trắc môi trường, lập báo cáo đánh giá tác động môi trường nhà máy chế biến gỗ và giấy phép môi trường ở nhiều ngành nghề. Chúng tôi thực hiện theo một quy trình chặt chẽ và tư vấn hoàn toàn miễn phí đối với Quý Khách hàng có nhu cầu qua Hotline: 0938.857.768
Xem thêm “Lập ĐTM nhà máy sản xuất bao bì” TẠI ĐÂY
Lưu ý: Các thông tin, chủ đề chúng tôi cung cấp chỉ có giá trị tham khảo. Trong quá trình áp dụng các quy định của pháp luật về tài nguyên và môi trường: quý bạn đọc cần tra cứu - cập nhật hiệu lực pháp luật hiện hành của từng điều luật, văn bản quy phạm pháp luật có liên quan để áp dụng cho đúng!