Dịch vụ làm giấy phép môi trường

Cách làm hồ sơ môi trường

Hồ sơ môi trường đã quá quen thuộc đối với nhiều cơ sở sản xuất, doanh nghiệp, dù có ý định hoặc đã đi vào hoạt động chính thức thì bắt buộc phải đăng ký và thành lập nhiều loại hồ sơ liên quan đến từng ngành nghề nhất định. Tuy nhiên không phải cá nhân, tổ chức hoặc doanh nghiệp nào cũng hiểu và nắm bắt được thủ tục và cách làm hồ sơ môi trường.

Cách làm hồ sơ môi trường
Cách làm hồ sơ môi trường

1. Cách làm hồ sơ môi trường

Mỗi ngành nghề sẽ có những yêu cầu riêng, thủ tục hồ sơ khác nhau và tính chất cũng không giống nhau. Vì thế việc tìm đến công ty tư vấn môi trường là điều tất yếu. Tại đây, bạn sẽ được cung cấp những thông tin chi tiết, được tư vấn tường tận từng giai đoạn thực hiện và được hướng dẫn cụ thể từng loại hồ sơ cần chuẩn bị.

Khi lập hồ sơ môi trường phải thực hiện theo các quy định cụ thể của pháp luật, tùy thuộc vào quy mô, tính chất và điều kiện cụ thể của doanh nghiệp phải đảm bảo các nguyên tắc cụ thể, chủ thể tham gia và phải đảm bảo tính minh bạch, rõ ràng và cụ thể nhất để hồ sơ đánh giá đầy đủ thực trạng của doanh nghiệp.

Luật bảo vệ môi trường 2020 quy định tất cả đối tượng hoạt động sản xuất kinh doanh phải lập và biết cách làm hồ sơ môi trường, bao gồm:

1.1. Doanh nghiệp sản xuất chưa đi vào hoạt động

Bên cạnh giấy chứng nhận đầu tư, còn có:

  • Báo cáo đánh giá tác động môi trường;
  • Giấy phép môi trường/Đăng ký môi trường.
Hồ sơ môi trường đối với doanh nghiệp chưa hoạt động
Hồ sơ môi trường đối với doanh nghiệp chưa hoạt động

1.2. Doanh nghiệp sản xuất đã đi vào hoạt động

  • Giấy phép môi trường/Đăng ký môi trường;
  • Vận hành thử nghiệm các công trình bảo vệ môi trường;
  • Báo cáo công tác bảo vệ môi trường định kỳ hàng năm.
Hồ sơ môi trường đối với doanh nghiệp sản xuất đã hoạt động
Hồ sơ môi trường đối với doanh nghiệp sản xuất đã hoạt động

2. Quy trình – cách làm hồ sơ môi trường

Quy trình thực hiện hồ sơ môi trường được thực hiện theo các bước dưới đây:

  • Bước 1: Tiếp nhận, thu thập thông tin về vị trí dự án, ngành nghề sản xuất, kinh doanh, quy mô hoạt động, tổng số vốn đầu tư.
  • Bước 2: Khảo sát tổng quan điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội có liên quan đến hoạt động của dự án để khảo sát, thu thập số liệu liên quan đến hiện trạng môi trường xung quanh. Xác định nguồn gây ô nhiễm có phát sinh trong quá trình hoạt động như nước thải, khí thải, tiếng ồn,…
  • Bước 3: Thu thập mẫu nguồn gây ô nhiễm và đem đi xét nghiệm tại phòng thí nghiệm.
  • Bước 4: Đánh giá tác động môi trường về mức độ gây ô nhiễm do dự án phát sinh ra bên ngoài.
  • Bước 5: Đề xuất và xây dựng biện pháp để phòng ngừa, giảm thiểu và khắc phục ô nhiễm môi trường. Đề xuất biện pháp khắc phục tác động ô nhiễm môi trường của dự án đến môi trường.
  • Bước 6: Lập đoàn kiểm tra, thanh tra về vấn đề bảo vệ môi trường.
  • Bước 7: Chuẩn bị và hoàn thành hồ sơ trình nộp lên cơ quan ban ngành để xem xét và thẩm định.
  • Bước 8: Chờ và nhận giấy phê duyệt hồ sơ môi trường.
Quy trình thực hiện hồ sơ môi trường
Quy trình thực hiện hồ sơ môi trường

3. Dịch vụ của môi trường Hợp Nhất

Dịch vụ tư vấn hồ sơ môi trường tại Hợp Nhất chuyên thực hiện các loại hồ sơ môi trường như:

  • Lập hồ sơ Đăng ký môi trường;
  • Lập hồ sơ Đánh giá tác động môi trường;
  • Lập hồ sơ Giấy phép môi trường;
  • Lập hồ sơ Báo cáo kết quả Vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải;
  • Lập hồ sơ Báo cáo công tác bảo vệ môi trường;
  • Lập hồ sơ Khai thác nước ngầm, nước mặt;
  • Lập hồ sơ Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất;
  • Và các loại hồ sơ môi trường khác.

Ngoài ra, Hợp Nhất còn chuyên về xử lý nước thải. Chúng tôi thường xuyên thiết kế và xây dựng hoàn chỉnh nhiều hệ thống xử lý nước thải bao trọn gói gồm tư vấn, thiết kế xây dựng, chuyển giao công nghệ xử lý, bảo trì, bảo dưỡng định kỳ. Hãy để công ty tư vấn môi trường Hợp Nhất giúp doanh nghiệp của bạn được ổn định và phát triển bằng những gói dịch vụ chất lượng, tối ưu và chi phí cạnh tranh nhất.

Mọi chi tiết, vui lòng liên hệ Hotline: 0938.857.768

Lưu ý: Các thông tin, chủ đề chúng tôi cung cấp chỉ có giá trị tham khảo. Trong quá trình áp dụng các quy định của pháp luật về tài nguyên và môi trường: quý bạn đọc cần tra cứu - cập nhật hiệu lực pháp luật hiện hành của từng điều luật, văn bản quy phạm pháp luật có liên quan để áp dụng cho đúng!