Dịch vụ làm giấy phép môi trường

Vai trò của Tư vấn hồ sơ môi trường với Doanh nghiệp

Như bạn cũng biết, vai trò của tư vấn hồ sơ môi trường quan trọng như thế nào khi mà xã hội càng phát triển nhưng vấn nạn ô nhiễm môi trường càng trở nên phức tạp hơn bao giờ hết. Trong khi quá trình công nghiệp hóa trở thành nguyên nhân hàng đầu gây ô nhiễm môi trường thì mọi lĩnh vực, ngành nghề người ta càng chú trọng hơn vào khâu bảo vệ môi trường góp phần làm giảm thiểu mức độ nguy hại lên hệ sinh thái.

vai trò của tư vấn hồ sơ môi trường với doanh nghiệp

1. Vai trò của hồ sơ môi trường đối với doanh nghiệp

Doanh nghiệp muốn đi vào quỹ đạo sản xuất hoàn chỉnh trước hết phải chuyển qua giai đoạn thành lập hồ sơ môi trường phù hợp với từng lĩnh vực kinh doanh. Bởi lẽ, quản lý môi trường hoạt động song song vào tiến trình phát triển của doanh nghiệp.

  • Là điều kiện tiên quyết để doanh nghiệp căn cứ vào đó phải bắt buộc thực hiện theo quy định của pháp luật;
  • Là phương án nhằm đánh giá và phát hiện kịp thời nguồn gốc, thành phần và tính chất của nguồn gây ô nhiễm;
  • Là biện pháp hạn chế, khắc phục và giảm thiểu tác nhân gây ô nhiễm môi trường;
  • Là cơ sở khách quan giúp cơ sở, kinh doanh trực tiếp đi vào quá trình vận hành chính thức.

Như vậy vai trò của hồ sơ môi trường doanh nghiệp cần có góp phần đưa cơ sở, doanh nghiệp đi vào quá trình vận hành ổn định cũng như hạn chế các rủi ro về môi trường tới mức thấp nhất

Hồ sơ môi trường có thể coi là kim chỉ nam quyết định đến toàn bộ quá trình sản xuất, kinh doanh trong từng giai đoạn cụ thể. Và doanh nghiệp phát triển khi và chỉ khi hoàn thiện đầy đủ tất cả các loại hồ sơ môi trường doanh nghiệp cần có quan trọng.

2. Một số hồ sơ môi trường quan trọng

Dưới đây là một số hồ sơ quan trọng đối với doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh.

2.1. Báo cáo hoàn thành đánh giác tác động môi trường

Theo nghị định 18/2015/NĐ-CP, ban hành ngày 14/02/2015 áp dụng với đối tượng các doanh nghiệp, cơ sở đã lập ĐTM hoặc đề án bảo vệ môi trường chi tiết đã được phê duyệt. Việc trình nộp báo cáo hoàn thành đánh giá tác động môi trường lên cơ quan thẩm quyền phê duyệt quyết định đến cơ sở, doanh nghiệp có đi vào hoạt động và vận hành hệ thống hay không.

2.2. Sổ chủ nguồn chất thải nguy hại

Dựa vào thông tư 36/2015/TT-BTNMT về quy định quản lý nguồn chất thải nguy hại, Sở Tài nguyên và Môi trường là nơi mà doanh nghiệp, cơ sở phát sinh chất thải nguy hại phải đăng ký trực tiếp Sổ chủ nguồn chất thải nguy hại. Đăng ký sổ chủ nguồn chất thải nguy hại có vai trò xử lý nước thải, xử lý khí thải,… là biện pháp thu gom và xử lý hợp lý nguồn chất thải nguy hại phát sinh trong quá trình sản xuất.

2.3. Báo cáo giám sát môi trường

Căn cứ theo Thông tư 43/2015/TT-BTNMT thì báo cáo giám sát môi trường được thực hiện định kỳ hằng năm mà doanh nghiệp phải bắt buộc thực hiện. Đây là loại báo cáo nằm trong các loại hồ sơ môi trường doanh nghiệp cần có được thực hiện trong suốt quá trình thực hiện của doanh nghiệp, đây cũng là hồ sơ môi trường doanh nghiệp cần có nhằm đánh giá chất lượng môi trường ngắn hạn tại các cơ sở kinh doanh bằng những số liệu, kết quả quan trắc môi trường nhằm đánh giá công tác bảo vệ môi trường, xác định đối tượng ô nhiễm đồng thời đưa ra biện pháp phòng ngừa và khắc phục các sự cố và giảm thiểu mức độ ô nhiễm môi trường.

2.4. Đăng ký giấy phép khai thác nước ngầm

Giấy phép khai thác nước ngầm là loại hồ sơ không thể thiếu khi doanh nghiệp đã đi vào hoạt động khai thác nước ngầm, là điều kiện để cơ quan ban ngành quản lý, kiểm soát và đưa ra phương án điều chỉnh rõ ràng trong công tác bảo vệ nguồn nước. Căn cứ vào Thông tư 27/2014/BTNMT ngày 30/05/2014 có hướng dẫn thực hiện Nghị định số 201/2013/NĐ-CP ngày 27/11/2013 của Chính phủ việc cấp phép thăm dò, khai thác sử dụng tài nguyên nước và giấy phép xả thải vào nguồn nước.

2.5. Kế hoạch bảo vệ môi trường

Kế hoạch bảo vệ môi trường mang tính pháp lý thay cho lời cam kết bảo vệ môi trường mà chủ doanh nghiệp cam kết với cơ quan Nhà nước. Chủ doanh nghiệp có trách nhiệm phân tích, đánh giá và dự báo về mức độ gây ô nhiễm của dự án từ giai đoạn xây dựng cho đến khi dự án bắt đầu hoạt động chính thức. Kế hoạch bảo vệ môi trường thường áp dụng với đối tượng không thực hiện đánh giá tác động môi trường hoặc đối tượng có phương án sản xuất, kinh doanh dịch vụ không thuộc đối tượng lập dự án đầu tư theo quy định của pháp luật dựa theo Điều 29 Luật bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13.

Công ty tư vấn môi trường Hợp Nhất

3. Thông tin chuyên dịch vụ tư vấn hồ sơ môi trường

CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG VÀ CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG HỢP NHẤT

  • Địa chỉ: Khu C4, chung cư Khang Gia, đường số 45, phường 14, quận Gò Vấp, TP. Hồ Chí Minh
  • Điện thoại: 028.3831.5423 – Hotline: Ms. Thúy 0938.857.768
  • Email: phuongthuy@moitruonghopnhat.com

Lưu ý: Các thông tin, chủ đề chúng tôi cung cấp chỉ có giá trị tham khảo. Trong quá trình áp dụng các quy định của pháp luật về tài nguyên và môi trường: quý bạn đọc cần tra cứu - cập nhật hiệu lực pháp luật hiện hành của từng điều luật, văn bản quy phạm pháp luật có liên quan để áp dụng cho đúng!