Lập hồ sơ đtm cho dự án đảm bảo giảm thiểu tối đa nhiều tác động xấu cho môi trường nhằm xác định và đánh giá khách quan những ảnh hưởng đến tiềm năng phát triển của dự án. Nói một cách khác, báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án cung cấp đầy đủ thông tin trợ giúp cho cơ quan nhà nước về việc ra quyết định dự án có thực hiện hay không cũng như tính hợp lý đối với môi trường như thế nào.
1. Trình tự thực hiện báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án
Trình tự thực hiện báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án được triển khai theo trình tự như sau:
1.1. Giai đoạn quy hoạch xây dựng dự án
Phân tích và nhận diện những tác động liên quan đến dự án. Sau đó mới tiến hành sàng lọc để đánh giá các vấn đề môi trường có liên quan như quy mô, vị trí xây dựng, phán đoán tác động đến môi trường để có kế hoạch điều chỉnh kịp thời.
Trong giai đoạn này cần tiến hành khảo sát thực tế dựa trên thông tin và số liệu về môi trường tại các khu vực xung quanh dự án. Những thông tin này bao gồm nhiều tác động xấu có thể gây ta, đặc trưng môi trường, khả năng phục hồi môi trường và mức độ quan tâm của cộng đồng đến môi trường. Bước này vừa tiết kiệm thời gian vừa tiết kiệm chi phí lập báo cáo đánh giá tác động môi trường.
1.2. ĐTM sơ bộ
Đây là ĐTM giúp đánh giá khái quát tác động môi trường và chỉ rõ tác động xấu, tuy nhiên việc đánh giá này còn mang tính định tính. Trong giai đoạn này giúp chủ dự án nhìn nhận rõ nhiều vấn đề để ra quyết định có tiếp tục hay dừng lại việc làm ĐTM chi tiết ở giai đoạn sau. Vậy các khía cạnh đánh giá được hiện trạng môi trường nền của dự án gồm:
- Môi trường vật lý;
- Môi trường sinh thái;
- Môi trường xã hội;
1.3. ĐTM chi tiết
ĐTM này phân tích chính xác những tác động môi trường và thường tập trung vào các tác động bất lợi. Việc đánh giá này mang tính định tính, định lượng những dự báo về tác động xấu. Thông qua đó, chủ dự án có thể thực hiện chương trình giám sát môi trường trong giai đoạn sản xuất. Nội dung về ĐTM chi tiết bao gồm:
- Nhận dạng những tác động môi trường;
- Dự báo mức độ tác động của dự án;
- Đánh giá ý nghĩa của tác động môi trường;
- Đề xuất biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực;
- Đề xuất chương trình giám sát môi trường hợp lý;
- Tiến hành viết báo cáo ĐTM.
1.4. ĐTM ở giai đoạn thiết kế kỹ thuật – bản vẽ thi công
Cân nhắc lựa chọn thiết kế dự án của dự án hợp lý và hạn chế tới mức thấp nhất những ảnh hưởng xấu đến môi trường khi dự án bước vào giai đạn vận hành chính thức. Tiếp theo, chọn phương án thi công để hạn chế những tác động đến chất lượng môi trường và giám sát chặt chẽ ô nhiễm môi trường trong quá trình thi công.
2. Trách nhiệm của cơ quan thẩm định
Sau các bước lập báo cáo đtm hoàn chỉnh, chủ dự án bổ sung thêm tài liệu liên quan đối với trường hợp cần thiết và gửi đến hội đồng thẩm định trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày thành lập hội đồng thẩm định. Theo đó,
- Cơ quan thẩm định có chức năng thu thập, cung cấp thông tin liên quan đến chiến lược, kế hoạch, quy hoạch của dự án.
- Cơ quan thẩm định chịu trách nhiệm thành lập, tổ chức hội đồng và các hoạt động liên quan.
- Thông báo kết quả thẩm định với những yêu cầu liên quan đến việc hoàn chỉnh hồ sơ thẩm định trong thời hạn không quá 5 ngày làm việc sau khi kết thúc cuộc họp thẩm định cuối cùng của hội đồng. Các nội dung thông báo trong cuộc họp có liên quan đến các nội dung như thông báo không cần chỉnh sửa, bổ sung hoặc thông báo chỉnh sửa, bổ sung thêm thông tin.
Nếu Quý Doanh nghiệp đang tìm đơn vị lập ĐTM báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án, sao không liên hệ ngay Hotline: 0938.857.768. Dịch vụ Hồ sơ môi trường của Hợp Nhất được đánh giá không thua kém gì so với các đơn vị khác trên thị trường. Bởi vì chúng tôi có thâm niên hơn 10 năm kinh nghiệm, cung cấp nhiều giải pháp môi trường uy tín, lượng khách hàng đa dạng và được trang bị kiến thức – chuyên môn bao quát tất cả lĩnh vực.
Lưu ý: Các thông tin, chủ đề chúng tôi cung cấp chỉ có giá trị tham khảo. Trong quá trình áp dụng các quy định của pháp luật về tài nguyên và môi trường: quý bạn đọc cần tra cứu - cập nhật hiệu lực pháp luật hiện hành của từng điều luật, văn bản quy phạm pháp luật có liên quan để áp dụng cho đúng!